L ỜI CẢM ƠN
2.4.3. Bể sinh học bằng giá thể (MBBR)
BểMBBR có thểphân thành 2 loại:
- BểMBBR hiếu khí.
- BểMBBR thiếu khí.
Nguyên lý cấu tạo: bểMBBR tương tự bểAerotank truyền thống và có thêm các
giá thể sinh học. Mật độ giá thể tối ưu trong khoảng 25÷50% và không vượt quá 67%
thể tích bể. Các giá thể sinh học trong bểMBBR có các đặc điểm sau: - Tính kị nước và khảnăng bám dính cao.
- Cấu trúc bề mặt lớn đảm bảo mật độVSV bám dínhcao để giảm ma sát và chạm trong quá trình khuấy trộn, giảm bong tróc lớp màng sinh học. - Vật liệu làm giá thể phải có tỉ trọng nhẹ hơn nước, luôn chuyển động lơ
lửng trong bể nhờ hệ thống thổi khí hoặc khuấy.
Hình 2.12 Bể MBBR
Nguyên lý hoạt động: quần xã các VSV dịdưỡng (với VSV tùy tiện chiếm ưu thế)
phát triển trên các bề mặt các giá thể tạo thành lớp mang sinh học. Các chất ô nhiễm và
oxy hòa tan khuếch tán từnước thải đến bề mặt màng sinh học và sản phẩm phân hủy sinh học sẽ khuếch tán ngược lại. Khi các chất ô nhiễm và oxy khuếch tán vào lớp phía trong màng sẽđược các VSV tiêu thụ càng nhiều. Sinh khối càng tăng lên và nồng độ
các chất ô nhiễm của nước thải sẽ giảm đi. Lượng oxy hòa tan giảm dần trong quá trình tạo màng sinh học phía trong và tạo ra các sản phẩm phân hủy hiếu khí, thiếu khí, kị khí.
Ưu điểm:
- Hiệu suất xử lý cao.
- Dễ vận hành, tính tựđộng cao, không đòi kỹ thuật chuyên môn nhiều. - Mật độVSV trong lớp màng càng cao thì tải trọng trong bể cao. - Không cần dòng tuần hoàn bùn vì sinh khối trong bểngày càng tăng.
Nhược điểm:
- Giá thành thiết bị cao.
- Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tránh hiện tượng màng bịbong tróc.
- Cần duy trì tốc độ xáo trộn hợp lý để đảm bảo giá thể chuyển động hoàn toàn trong bể làm khảnăng khuếch tán cơ chất và oxy vào lớp màng trong.