Về phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài thảo luận chính sách kinh tế quốc tế Phân tích những ứng xử của Việt Nam trong quá trình tham gia vụ kiện chống phá giá và chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh (Trang 36 - 37)

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VỤ KIỆN

4.2.1 Về phía Doanh nghiệp

- Về công tác pháp chế doanh nghiệp: Hiện nay ở các Bộ, ngành công tác pháp chế rất được quan tâm, tuy nhiên ở khối doanh nghiệp thì dường như mới chỉ có các

tập đoàn lớn (tổng công ty 90, 91) mới quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2008/NĐ-CP ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong thời gian tới cần thực hiện tốt Nghị định này. Ngoài ra, cần tăng cường năng lực cho Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp (trực thuộc Bộ Tư pháp) đặc biệt là tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, tọa đàm chuyên sâu về các tranh chấp thương mại quốc tế.

- Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với Chính phủ: Vụ kiện tôm có thể coi là ví dụ điển hình cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa sự phối hợp này, đặc biệt là thông qua vai trò của các hiệp hội như đã nói ở phần trên.

- Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan đại diện ở nước ngoài: Hiện nay sự liên hệ, phối hợp với cơ quan đại diện ở nước ngoài dường như mới chỉ khoanh vùng ở vai trò của các cơ quan chính phủ (vụ kiện Tôm là một ví dụ). Đối với các nước phát triển, doanh nghiệp có thể tạo kênh liên hệ, trao đổi trực tiếp với cơ quan đại diện, đặc biệt là cung cấp thông tin, dữ liệu thương mại, đề nghị cơ quan đại diện làm cầu nối cho các tiếp xúc song phương và đa phương...

Tóm lại, việc tăng cường hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp, trước mắt cho doanh nghiệp, cho người nông dân của ta mà còn tiếp tục củng cố, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần "giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn” như tinh thần của Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10 tháng 4 năm 2013 về hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận chính sách kinh tế quốc tế Phân tích những ứng xử của Việt Nam trong quá trình tham gia vụ kiện chống phá giá và chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w