Mẫu thí nghiệm nén có hình trụ tròn hoặc hình hộp chữ nhật, với chiều cao bằng 1 tới 1,5 lần chiều rộng. với vật liệu dẻo thì thường lấy hình trụ.
Tiến hành thí nghiệm nén và ta cũng thu được biểu đồ tương quan giữa biến dạng và lực nén hình 6.12. Hình 6.11 PB B O ∆l P Hình 6.10:Hình dạng mẫu khi bị phá hủy
Qua biểu đồ ta thấy quá trình biến dạng của mẫu cũng được chia làm ba giai đoạn như khi kéo đó là:giai đoạn tỷ lệ, giai đoạn chảy, giai đoạn củng cố. Chỉ khác một điều ta không xác định được giới hạn bền(rất lớn) vì khi ta càng tăng lực mẫu cáng biến dạng bẹp xuống và phình ra theo chiều ngang mà không vỡ.
Hình dạng mẫu phình ra như hình tang trống do ma sát giữa bàn kẹp và mẫu(mặt cắt gần bàn kẹp có biến dạng ngang ít hơn), nếu giữa bàn kẹp và mẫu không có ma sát thì các mặt cắt của mẫu sẽ biến dạng như nhau (hình 6.13).
Thí nghiệm đối với vật liệu giòn ta thu được đồ thị tương quan lực nén và biến dạng gần giống với đồ thị của vật liệu giòn khi kéo, khác ở chỗ là khi nén có giới hạn bền lớn hơn rất nhiều so với khi kéo. Không như vật liệu dẻo ta tìm được giới hạn bền của vật liệu giòn khi nén, khi vượt qua giới hạn bền vật liệu giòn bất đầu bị phá hủy dãn đến dạn nứt(hình 6.14). Hình 6.14 PB ∆l P Hình 6.13 Pc Ptl Hình 6.12 ∆l P
§4. Các điều kiện dẻo và điều kiện bền
Đối với trạng thái ứng suất đơn ta có thể xác định được giới hạn dẻo của vật liệu, nhưng ở trạng thái ứng suất phẳng và ứng suất khối ta không thể xác định được giới hạn dẻo thông qua thì nghiệm vì lúc này giới hạn dẻo không những phụ thuộc vào độ lớn của các ứng suất mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ độ lớn của các ứng suất.
Vì lý trên mà có rất nhiều giả thuyết ra đời nhằm xác định giới hạn dẻo của trạng thái ứng suất một cách tổng quát.
Theo giả thuyết của Răngkin: khi ứng suất pháp cực đại đạt đến một giá trị nào đó thì vật liệu bắt đầu có biến dạng dẻo.
Giả thuyết của Xanhvonăng cho rằng khi biến dạng lớn nhất đạt đến một giá trị nào đó thì vật liệu bắt đầu có biến dạng dẻo.
Giả thuyết của Bentorami cho rằng khi thế năng biến dạng đàn hồi toàn phần đạt đến một giá trị nào đó thì vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo.
Cho đến nay người ta thấy cả ba giả thuyết trên không đúng, vì khi vật chịu nén đều theo mọi phương thì vật liệu không có biến dạng dẻo. Có hai giả thuyết vẫn tương đối phù hợp với thực tế là giả thuyết của Culong và giả thuyết của VôngMidet.