D. CH4, N2, NH3, H20, Chương 5: Sự phát triển của sinh vật
55. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết: A Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
A. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. B. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. C. Mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật.
D. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. 56. Câu nào sau đây là đúng với quá trình diễn thế sinh thái?
1. Chất dinh dưỡng có giá trị nói chung tăng. 2. Đa dạng loài giảm khi quá trình xảy ra.
3. Nhóm các loài thực vật mới ngày càng chiếm ưu thế và làm các loài cũ mất đi. 4. Chiều cao và sinh khối của thảm thực vật tăng khi quá trình diễn ra.
5. Mỗi nhóm loài thay đổi nơi sống tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài khác. Tổ hợp câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2. 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5. E. 1, 2, 4, 5.
57. Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là:
A. Hệ sinh thái biển.
B. Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái tự nhiên.
58. Một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Nguyên nhân giúp cho cả 5 loài cùng tồn tại ở đó là
A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau
B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày
D. Khả năng cung cấp thức ăn của khu rừng cao hơn nhu cầu của 5 loài chim E. Tất cả đều đúng
59. Bạn và gia đình của mình chuyển đến một nơi đảo xa xôi với một con bò và một lượng lúa mạch lớn để dự trữ cho bò. Để có được năng lượng lớn nhất và sống qua một thời gian dài bạn cần:
A. Dùng lúa mạch nuôi bò và sau đó uống sữa nó. B. Ăn thịt bò và sau đó ăn lúa mạch.
C. Cho bò ăn cỏ, uống sữa nó và sau đó ăn thịt nó.
D. Uống sữa bò, ăn thịt con bò khi nó hết sữa, sau đó ăn lúa mạch.