Điều không đúng về thuyết hoá thẩm là:

Một phần của tài liệu trắc nghiệm sinh học ôn thi tốt nghiệp lớp 12 và ôn thi cao đẳng đại học (Trang 153 - 165)

C. ARN D Plasmit

110. Điều không đúng về thuyết hoá thẩm là:

A. Trong khi các điện tử trong chuỗi truyền điện trở đi qua các kênh xuyên màng nằm ở màng trong của ti thể thì prôton được bơm ra khỏi chất nền trong ti thể bằng phức hợp hô hấp I, II, II và IV.

B. Thuyết này giải thích sự oxi hoá luôn đi kèm với quá trình phôtphorin hoá C. Các prôton trở lại chất nền ti thể qua kênh ATP - synthase phụ thuộc prôton. D. Thuyết này đúng với sự hình thànhATP trong chuỗi truyền điện tử trong quang

hợp .

E. Sự vận chuyển prôton hô hấp được thực hiện bằng sự giao động về cấu hình của lớp màng kép

111. Nhận định không đúng với ribôxôm là A. Được bao bọc bởi màng đơn

B. Thành phần hoá học gồm ARN và Prôtêin C. Là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào D. Đính ở mạng lưới nội chất hạt

E. Mỗi ribôxôm được cấu tạo từ hai tiểu đơn vị 112. Ribôxôm hay gặp ở nhiều tế bào chuyên sản xuất:

A. Lipit B. Prôtêin C. Glucô D. Đường đa E. Tất cả đều sai www.tuoitrebentre.vn

113. Điểm khác nhau giữa ribôxôm ở tế bào nhân sơ so với ribôxôm ở tế bào nhân chuẩn là:

A. Tế bào nhân sơ có ribôxôm loại 70s, còn tế bào nhân chuẩn có ribôxôm loại 70s và 80s

B. Tế bào nhân sơ có ribôxôm ở trạng thái tự do, còn tế bào nhân chuẩn đa số ribôxôm ở trạng thái liên kết.

C. Ribôxôm ở tế bào nhân sơ có kích thước lớn hơn ribôxôm ở tế bào nhân chuẩn D. A và B đều đúng

E. B và C đều đúng

114. Ribôxôm trong tế bào chất của tế bào nhân chuẩn có: A. Thành phần và kích thước giống tế bào nhân sơ

B. Thành phần khác tế bào nhân sơ nhưng kích thước thì tương tự C. Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước lớn hơn D. Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước nhỏ hơn E. Tất cả đều sai

115. Cấu trúc của mạng lưới nội chất là:

A. Một hệ thống xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn

B. Một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn C. Một hệ thống ống và xoang dẹt xếp cạnh nhau và tách biệt trong tế bào nhân chuẩn

D. Một hệ thống ống phân nhánh trong tế bào nhân chuẩn E. Tất cả đều sai

116. Mạng lưới nội chất hạt có chức năng: A. Tổng hợp prôtêin

B. Vận chuyển nội bào C. Tổng hợp lipit

D. Điều hoà hoạt động tế bào E. A và B đều đúng

117. Tế bào có mạng lưới nội chất hạt phát triển là A. Tế bào cơ

B. Tế bào gan

C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào thần kinh E. Tế bào biểu bì

118. Chức năng của mạng lưới nội chất trơn là

A. Tổng hợp photpholipit và cholesterol, gắn đường vào prôtêin, khử độc B. Tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo

C. Phân huỷ phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen D. Tổng hợp các prôtêin và lipit phức tạp E. Tổng hợp ribôxôm

119. Mạng lưới nội chất trơn phát triển trong: A. Tế bào gan

B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ

D. Tế bào thần kinh E. Tế bào biểu bì

120. Prôtêin di chuyển ra khỏi tế bào theo hướng:

A. Màng nhân  lưới nội chất trơn  lưới nội chất hạt  bộ máy Gôngi B. Màng nhân  lưới nội chất hạt  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất

C. Màng nhân  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất D. Lưới nội chất trơn lưới nội chất hạt  lizôxôm  màng sinh chất E. Lưới nội chất hạt  lưới nội chất trơn  bộ máy Gôngi  màng sinh chất 121. Bộ máy Gôngi có cấu tạo là:

A. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau

B. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau C. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau D. Một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau E. Tất cả đều sai

122. Chức năng của bộ máy Gôngi 1. Hoàn thiện tổng hợp prôtêin 2. Tiêu hóa nội bào

3. Bài tiết sản phẩm độc hại trong tế bào

4. Tổng hợp glycôprôtêin, polisaccarit, hoocmôn 5. Tạo lizôxôm Tổ hợp đúng là A.1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 3, 4, 5 D. 1, 4, 5 E. 1, 3, 5

123. Ví dụ về sự vận động cuả các vi sợi trong các tế bào không phải là các tế bào cơ của động vật:

A. Co lỗ chân lông B. Vận động của roi C. Phân chia tế bào chất

D. Phân ly của các NST trong giảm phân. E. Sự rung của lông

124. Chức năng của lục lạp là

A. Chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ B. Sản xuất hyđratcacbon từ các nguyên liệu CO2 và H2O

C. Điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp D. A và B đều đúng

E. A, B và C đều đúng 125. Lục lạp là cấu trúc

1. Có ở tế bào thực vật 2. Có ở tế bào nhân thực

3. Có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp hiếu khí nội cộng sinh 4. Có vai trò chuyển hoá năng lượng trong tế bào

5. Có chứa hệ sắc tố khiến thực vật có màu Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 www.tuoitrebentre.vn

E. 1, 2, 4, 5

126. Số lượng lục lạp trong tế bào lá của cây trồng trong bóng râm so với cây cùng loài trồng ngoài nắng là:

A. Bằng nhau B. Nhiều hơn C. Ít hơn

D. Có lúc nhiều hơn có lúc ít hơn E. Tất cả đều sai

127. Hình vẽ sau đây miêu tả cấu trúc của A. Lục lạp

B. Ti thể

C. Bộ máy gôngi D. Lizôxôm E. Ribôxôm

128. Trong tế bào, ti thể có đặc điểm: A. Được bao bọc bởi màng kép

B. Trong cấu trúc có ADN, ARN, ribôxôm

C. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP D. Có số lượng khác nhau ở các loại tế bào

E. Tất cả các phương án trên đều đúng 129. Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là:

1. Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp

2. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn, không gấp nếp.

3. Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố

4. Ti thể có ở cả tế bào động vật và thực vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật 5. Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không có

Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 4, 5

B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 3, 4, 5 E. 1, 2, 3, 4

130. Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể 1. Có màng kép bao bọc

2. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm 3. Tham gia chuyển hoá năng lượng trong tế bào

4. Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường 5. Có trong tế bào động vật và thực vật Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 5 E. 1, 2, 4, 5

131. Tế bào chứa nhiều ti thể nhất là A. Tế bào gan

B. Tế bào cơ C. Tế bào tim D. Tế bào xương E. Tế bào biểu bì

132. Đặc điểm của lizôxôm trong tế bào là: A. Có màng đơn bao bọc

B. Chứa hệ enzim thuỷ phân C. Tham gia tiêu hoá nội bào D. Có ở tế bào nhân chuẩn

E. Tất cả các phương án trên đều đúng 133. Chức năng chính của lizôxôm trong tế bào là:

A. Phân huỷ chất độc B. Tiêu hoá nội bào

C. Bảo vệ tế bào D. Avà B đều đúng E. B và C đều đúng

134. Tế bào có nhiều lizôxôm nhất là A. Tế bào cơ

B. Tế bào bạch cầu C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào thần kinh

E. Tất cả các phương án trên đều đúng

135. Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân chuẩn: A. Có màng đơn bọc

B. Chứa enzim xúc tác tổng hợp và phân huỷ H2O2 C. Kích thước nhỏ

D. Được hình thành từ bộ máy Gôngi E. Tất cả các phương án trên đều đúng

136. Trong quá trình biến thái của ếch, đuôi nòng nọc rụng ra nhờ: A. Enzim thuỷ phân của bộ máy Gôngi

B. Enzim thuỷ phân của lizôxôm C. Enzim thuỷ phân của perôxixôm D. Enzim thuỷ phân của gliôxixôm E. Tất cả các phương án trên đều đúng

137. Vận chuyển nội bào, tổng hợp prôtêin và lipit là chức năng của A. Lục lạp

B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy Gôngi E. Mạng lưới nội chất

138. Tiêu hoá nội bào là chức năng của A. Lục lạp

B. Ti thể C. Lizôxôm

D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất

139. Biến đổi năng lượng dự trữ trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cho tế bào là chức năng của A. Lục lạp B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất

140. Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào là chức năng của A. Lục lạp

B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy gôngi E. Mạng lưới nội chất

141. Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm prôtêin, lipit là chức năng của: A. Lục lạp

B. Ti thể C. Lizôxôm D. Bộ máy Gôngi E. Mạng lưới nội chất 142. Đặc điểm của không bào là:

A. Có màng đơn bao bọc B. Phổ biến ở tế bào thực vật

C. Có chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào D. A và B đều đúng

E. Cả A, B, C đều đúng

143. Không bào ở tế bào thực vật có thể chứa: A.Sắc tố

B. Chất thải độc hại C. Muối khoáng

D. Chất dinh dưỡng dự trữ

E. Tất cả các phương án trên đều đúng 144. Đặc điểm của trung thể trong tế bào là:

A. Gồm hai trung tử có cấu tạo hình trụ đứng vuông góc với nhau B. Gặp phổ biến ở tế bào động vật

C. Tham gia vào quá trình phân chia tế bào D. A và B đều đúng

E. Cả A, B, C đều đúng

145. Trung tử ở tế bào thực vật bậc thấp và tế bào động vật có vai trò quan trọng trong quá trình

A. Sinh tổng hợp prôtêin B. Hình thành thoi vô sắc C. Tiêu hoá nội bào D. Hô hấp nội bào

E. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

146. Một hệ thống ống siêu vi được cấu tạo theo công thức (9 + 2) là mô hình cấu tạo của cấu trúc A. Lông B. Roi C. Trung tử D. A và B đều đúng E. Cả A, B, C đều đúng

147. Chức năng của lông và roi trong tế bào nhân chuẩn: A. Bảo vệ tế bào

B. Giúp tế bào chuyển động

C. Giúp lưu thông dịch lỏng trên bề mặt tế bào D. B và C

E. A và B

148. Bộ khung tế bào được cấu tạo từ: A. Vi ống

B. Vi sợi

C. Sợi trung gian D. A và B

E. Cả A, B, C đều đúng 149. Chức năng của bộ khung tế bào:

A. Giữ cho tế bào có hình dạng ổn định

B. Giữ các bào quan ở vị trí nhất định trong tế bào C. Giúp tế bào chuyển động

D. A và B

E. Cả A, B, C đều đúng

150. Cấu trúc liên quan tới sự vận động của tế bào là A. Vi sợi, vi ống, lông và roi, trung thể B. Vi sợi, vi ống, lông và roi, khung tế bào C. Vi ống, lông và roi, trung thể, khung tế bào D. Vi sợi, lông và roi, trung thể, khung tế bào E. Vi ống, vi sợi, trung thể, khung tế bào 151. Cấu tạo màng tế bào cơ bản gồm:

A. Lớp phân tử kép photpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin và một lượng nhỏ pôlysaccarit

B. Hai lớp phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipit ở giữa C. Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin

D. Hai lớp phân tử photpholipit trên có các lỗ nhỏ được tạo bởi các phân tử prôtêin xuyên màng

E. Tất cả đều sai

152. Màng sinh chất có chức năng:

A. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường B. Bảo vệ tế bào

C. Tiếp nhận và truyền thông tin giữa các tế bào D. Ghép nối các tế bào thành mô nhờ prôtêin màng E. Tất cả các phương án trên đều đúng

153. Trong cấu trúc màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất?

A. Vận chuyển B. Kháng thể C. Enzim D. Hooc môn E. Cấu tạo

154. Màng sinh chất được gọi là “màng khảm động” vì:

A. Màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm prôtêin và các phân tử khác. Các phân tử prôtêin không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

B. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

C. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit đứng yên tại chỗ, còn prôtêin và các phân tử khác có thể chuyển động trong phạm vi của màng

D. Màng được cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit cũng như các phân tử prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng.

155. Hiện tượng có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào của chuột với tế bào người là A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm riêng biệt ở hai phía tế bào

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin người và chuột nằm xen kẽ nhau C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm trong

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của chuột nằm ngoài, các phân tử prôtêin của người nằm trong

*Quan sát hình vẽ vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

156. Chất đánh số 1 có thể là: A. Prôtêin B. CO2 C. H2O D. Axit amin E. Glicôprôtêin 157. Chất đánh số 2 có thể là: A. Prôtêin B. O2 C. H2O D. Phôtpholipit E. Axit amin 158. Chất hữu cơ đánh số 3 có thể là: A. Prôtêin B. Cacbonhyđrat C. Colesterol D. Phôtpholipit E. Glucôzơ 159. Ghi chú đánh số 4 là: A. vận chuyển thụ động B. vận chuyển chủ động C. vận chuyển tích cực D. Bơm Natri - Kali E. Bơm proton 160. Ghi chú đánh số 5 là: A. Khuếch tán nhanh B. Thực bào C. Ẩm bào D. Xuất bào E. Sự thẩm thấu

161. Chức năng của thành tế bào:

A. Bảo vệ tế bào

B. Xác định hình dạng và kích thước tế bào C. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường D. A và B đều đúng

E. Cả A, B, C đều đúng

162. Thành của tế bào thực vật có cấu tạo từ: A. Xenlulôzơ

B. Colesterol C. Hêmixenlulôzơ D. Kitin

E. Peptiđôglican

163. Cấu tạo chủ yếu của chất nền ngoại bào gồm: A. Các loại sợi glicôprôtêin

B. Các chất vô cơ C. Các chất hữu cơ D. Cả A và B E. Cả A, B và C

164. Chức năng của chất nền ngoại bào: A. Thu nhận thông tin cho tế bào

B. Liên kết các tế bào với nhau tạo thành các mô nhất định C. Bảo vệ tế bào

D. A và B E. A và C

165. Các tế bào ở động vật liên kết với nhau tạo nên các mô bằng kiểu: A. Ghép nối kín

B. Ghép nối hở

C. Ghép nối đexđêmôxôm D. A và B

Một phần của tài liệu trắc nghiệm sinh học ôn thi tốt nghiệp lớp 12 và ôn thi cao đẳng đại học (Trang 153 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)