VI. THÔNG TIN VỀ ĐỢT CHÀO BÁN CỔ PHẦN
1. Các rủi ro dự kiến
1.1. Rủi ro về kinh tế
Hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất. Đặc biệt, ngành xây dựng được coi là hàn
50
thử biểu của nền kinh tế, phản ánh thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Do đó, rủi ro kinh tế là một trong những rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Nội thất Xuân Hòa.
Thành tựu nổi bật của nền kinh tế năm 2014 là sản xuất bước đầu đã hồi phục, lạm phát ổn định, tăng được dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái, thị trường vàng ổn định, thanh khoản ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn như tốc độ tăng trưởng vẫn chậm, nợ xấu chưa được xử lý triệt để, thâm hụt ngân sách.
Trên cơ sở nền tảng của những kết quả đạt được trong năm 2014, năm 2015 đã được kỳ vọng là nền kinh tế sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định, nhờ chi đầu tư cơ sở hạ tầng tăng, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp gia tăng và với một số tín hiệu phục hồi tích cực trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và Nhật, kim ngạch xuất khẩu có thể tăng.
Năm 2014, chính sách lãi suất được đánh giá là điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tính chủ động của công cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. Với việc mặt bằng lãi suất hiện tại đã ở mức khá thấp, tương đương với thời kỳ năm 2005-2006 giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay. Năm 2015 được đánh giá là lãi suất sẽ ổn địnhở mức thấp nên Công ty hưởng lợi từ chi phí lãi vay.
Song đối với các doanh nghiệp, năm 2015 dự đoán vẫn sẽ là một năm khó khăn và thử thách do nền kinh tế cũng chỉ mới trong giai đoạn đầu của sự phục hồi, sức cầu còn yếu, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại, tỷ giá nhiều khả năng cũng sẽ được điều chỉnh tăng. 1.2. Rủi ro về luật pháp
Công ty TNHH MTV Nội thất Xuân Hòa đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi từ Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần, do đó chịu sự điều chỉnh của các văn bản liên quan trong quá trình chuyển đổi. Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần Công ty sẽ chịu sự điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các Luật khác liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời đấu giá thành công ra công chúng, Công ty đủ điều kiện thành công ty đại chúng và phải thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định. Công ty phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán, các quy định riêng cho công ty đại chúng và công ty niêm yết. Trong giai đoạn chuyển đổi, Công ty phải nắm bắt nhiều quy định mới, do đó có thể phát sinh những rủi ro về mặt pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, Việt Nam trong những năm gần đây, thông qua hoạt động lập pháp, Quốc hội đã dần tạo lập được khung pháp lý và hệ thống Luật pháp khá đầy đủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, vẫn trong quá trình phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện dần nên vẫn tiềm tàng một số rủi ro về pháp lý cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế rủi ro pháp luật bằng chính sự hiểu biết về pháp luật hoặc thông qua sự tham vấn chuyên nghiệp của các đơn vị tư vấn Luật.
1.3. Rủi ro đặc thù
51
Đặc thù của hoạt động sản xuất trang thiết bị nội thất là thời gian thực hiện của các đơn hàng thường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm, thủ tục thanh quyết toán đặc biệt là đối với dự án cung cấp trang thiết bị nội thất sử dụng vốn ngân sách còn rườm rà, quá trình hoàn tất hồ sơ cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà sản xuất mất nhiều thời gian nên giải ngân vốn chậm, gây tồn đọng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị nội thất thì vấn đề nghiệm thu, thanh quyết toán có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình lãi suất ngân hàng cao, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vì vậy mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường có hệ số nợ cao và rủi ro này có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán khi chậm thu hồi nợ của các khách hàng lớn, hoặc khách hàng lớn bị phá sản.
Rủi ro về nguyên vật liệu
Do giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành nội thất thường xuyên biến động nên sẽ tác động đến chi phí và hiệu quả hoạt động của Công ty, để hạn chế rủi ro này ban lãnh đạo doanh nghiệp đã có sự điều hành linh hoạt, thường chủ động xác định tiến độ sử dụng nguồn nguyên vật liệu, dự toán khối lượng đơn, dự báo thị trường nguyên vật liệu của ngành để chủ động đặt hàng.
Rủi ro cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Các đối thủ cạnh tranh của Xuân Hòa điển hình là các thương hiệu tên tuổi như Hòa Phát có doanh số các mặt hàng nội thất bán ra gấp 5 lần doanh số bán hàng của Xuân Hòa. Điều này cho thấy Công ty Xuân Hòa đã và đang vấp phải sự cạnh tranh vô cùng gay gắt trước các đối thủ cùng ngành và có thể sẽ dần để mất thị phần nếu như sau Cổ phần hóa, Ban lãnh đạo Công ty không tìm ra hương giải quyết phù hợp và có chiến lược phát triển bền vững cho Công ty.
Ngoài ra, bên cạnh những cơ hội phát triển do các hiệp định thương mại mang lại, việc Việt Nam ký kết 2 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan và FTA Việt Nam - Hàn Quốc cùng việc việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, sắp tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dường (TPP) với các cam kết về thuế quan sẽ tạo ra những nguy cơ và áp lực cạnh tranh cho mặt hàng nội thất sản xuất trong nước bởi chính sách giảm thuế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh giữa hàng trang thiết bị nội thất trong nước và hàng nhập khẩu trở nên gay gắt và bất cân xứng do hàng ngoại nhập chiếm ưu thế cả về số lượng, chất lượng lẫn chủng loại và mẫu mã, cùng với tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng trong nước sẽ đẩy mặt hàng nội thất trong nước vào nguy cơ mất thị phần, dẫn đến việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng nội thất có thể lâm vào khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và thậm chí dẫn đến phá sản.
Rủi ro liên doanh liên kết:
Rủi ro trong hoạt động liên doanh tại Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội:
Công ty Xuân Hòa có đầu tư góp vốn (bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất) vào liên doanh tại Công ty TAKANICHI – VN, nay là Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội, đặc thù là sản xuất khung ghế ô tô. Đối với việc đầu tư liên doanh này, Công ty sẽ gặp nhiều
52
bất lợi trong thời gian tới do việc Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội có thể chuyển hướng từ sản xuất sang nhập khẩu cho phù hợp với xu thế và áp lực cạnh tranh khi Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết theo lộ trình WTO.
Đối với khoản nợ phải thu khác với số tiền 99.345.451.340 đồng, Công ty có trách nhiệm theo dõi thu hồi từ nguồn lợi nhuận được liên doanh chia hàng năm và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định cho đến khi trả hết số nợ 99.345.451.340 đồng.
Đến năm 2018 Việt Nam sẽ phải mở cửa ngành ôtô nội địa cho cạnh tranh trong khu vực với thuế nhập khẩu không chỉ linh kiện mà cả ôtô nguyên chiếc là 0%. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất/lắp ráp ô tô trong nước đang đứng trước bài toán tiếp tục sản xuất/lắp ráp hay chuyển sang nhập khẩu để bán. Trong trường hợp liên doanh Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội bị thu hẹp sản xuất hoặc thậm chí ngừng sản xuất thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty, khi đó kế hoạch lợi nhuận mà Công ty đã đặt ra trong 4 năm tới sẽ bị đe dọa và khoản nợ phải trả ngân sách nhà nước số tiền hơn 99,3 tỷ đồng sẽ trở thành gánh nặng cho Công ty.
Rủi ro trong việc hợp tác xây dựng dự án tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở để bán tại số 27 đường Đông Lạnh, thị trấn Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”:
Đến thời điểm hiện tại, Giấy chứng nhận đầu tư dự án vẫn chưa được cấp và Công ty được tạm thời sử dụng, phải tiến hành di dời không được sản xuất tại cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch của Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trong thời gian chưa triển khai dự án, Công ty vẫn phải trả tiền thuê đất hàng năm với chi phí tiền thuê đất tăng rất cao. 1.4. Rủi ro của đợt chào bán
Công ty TNHH MTV Nội thất Xuân Hòa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng trong bối cảnh thị trường chứng khoán có những diễn biến không tích cực, biểu hiện bằng việc các chỉ số chứng khoán duy trì ở mức thấp và dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh yếu tố tích cực là kinh tế vĩ mô trong nước đã duy trì được sự ổn định, tuy nhiên nền kinh tế vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu nên vẫn còn nhiều thách thức khó dự báo.
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, hàng loạt các đơn vị phải thực hiện thoái vốn, chào bán cổ phần, do đó cung hàng hoá cổ phiếu ra thị trường rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng thành công của các đợt đấu giá.
1.5. Rủi ro khác
Các rủi ro khác nằm ngoài khả năng dự đoán và vượt quá khả năng phòng chống của con người như thiên tai, hoả hoạn, dịch họa, v.v... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty. Đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì các rủi ro như thiên tai, bão lũ sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp.
2. Phương thức bán và thanh toán tiền mua cổ phần
2.1. Cổ phần bán đấu giá công khai
53
Tổ chức bán đấu giá công khai 5.434.800 cổ phần với tổng giá trị theo mệnh giá là 54.348.000.000 đồng cho các nhà đầu tư bên ngoài, chiếm 27,04% vốn điều lệ Công ty cổ phần.
Giá khởi điểm được phê duyệt tại quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Ủy
ban Nhân dân thành phố Hà Nội là: 10.300 đồng/ cổ phần.
Đối tượng tham giá đấu giá: Các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư là tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm
2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công
ty cổ phần.
Địa điểm tổ chức bán đấu giá cổ phần: Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hà Nội, số 02 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời gian tổ chức đấu giá: Theo Quy chế bán đấu giá cổ phần Công ty TNHH MTV Nội
thất Xuân Hòa do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành.
Phương thức đấu giá cổ phần được quy định chi tiết tại “Quy chế bán đấu giá cổ phần của Công ty TNHH MTV Nội thất Xuân Hòa” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ban hành.
2.2. Cổ phần bán cho Nhà đầu tư chiến lược.
Theo Quyết dịnh số 1365/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nội thất Xuân Hòa, Cơ quan quyết định Cổ phần hóa là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Nhà đầu tư chiến lược là Công ty cổ phần Đầu tư VAC Việt Nam.
Số cổ phần nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua là 5.427.000 cổ phần chiếm 27% vốn điều lệ. Giá bán cổ phần cho Nhà đầu tư chiến lược là giá thỏa thuận sau khi thực hiện bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.3. Cổ phần bán cho người lao động
Cổ phần bán ưu đãi đối với người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
Số cổ phần CBCNV trong Công ty mua theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ được tính là 100 cổ phần cho 1 năm làm việc trong khu vực Nhà nước, giá bán ưu đãi cho người lao động trong trường hợp này bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất.
Tổng số CBCNV có tên trong danh sách lao động Công ty tại thời điểm công bố
giá trị doanh nghiệp là: 625 người.
Tổng số CBCNV được mua cổ phần theo tiêu chuẩn thâm niên làm việc trong khu
vực Nhà nước là: 619 người.
Tổng số CBCNV không được mua cổ phần ưu đãi là: 06 người (do chưa đủ thời
gian công tác 01 năm).
Tổng số năm công tác của toàn bộ số CBCNV được mua cổ phần theo thâm niên
54
Tổng số cổ phần CBCNV được mua theo quy định của hình thức này là: 586.400
cổ phần với tổng mệnh giá là 5.864.000.000 đồng chiếm 2,92% vốn điều lệ Công ty cổ phần.
Cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV mua thêm theo số năm cam kết:
Số lao động đăng ký mua: 355 người tương ứng 611.800 cổ phần, tương đương 6.118.000.000 đồng, chiếm 3,04% vốn điều lệ Công ty cổ phần.
3. Kế hoạch sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa
Việc thu, quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa được thực hiện theo quy định tại mục III thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính.
Bảng 23: Kế hoạch sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa
Kế hoạch hoàn vốn nhà nước ĐVT Số tiền
1.Vốn điều lệ của công ty cổ phần: đồng 201.000.000.000
2. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp đồng 200.837.109.395
3.Giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ tại Công ty đồng 80.400.000.000
4. Các khoản tiền dự kiến thu từ cổ phần hóa: đồng 121.802.032.000
- Thu từ bán cổ phần cho CBCNV: đồng 9.925.492.000
Trong đó:
+ Thu từ bán cổ phần ưu đãi CBCNV đồng 3.623.952.000 (60% x 586.400 CP x 10.300đồng/CP)
+ Thu từ bán cổ phần CBCNV đăng ký mua thêm đồng 6.301.540.000 (611.800 x 10.300đồng/CP)
-Thu từ bán cổ phần ưu đãi cho công đoàn: đồng 0
- Thu từ bán cổ phần cho cổ đông chiến lược: đồng 55.898.100.000
(5.427.000 CP x 10.300 đồng/CP)
- Từ bán đấu giá cổ phần: đồng 55.978.440.000
(5.434.800 CP x 10.300 đồng/CP)
5. Sử dụng tiền thu sau cổ phần hóa đồng 4.305.861.750
55
Kế hoạch hoàn vốn nhà nước ĐVT Số tiền
- Chi phí giải quyết cho lao động dôi dư: đồng 3.805.861.750
-Để lại Doanh nghiệp sử dụng 0