Ứng dụng của Internet of things trong lĩnh vực giao thông vận tải:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý phương tiện vận tải (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39 - 40)

Ứng dụng IoT để đổi mới công nghiệp giao thông vận tải theo hướng tự động hóa và ngày càng thông minh hơn đã được triển khai nhiều nơi trên thế giới, với phạm vi và mức độ khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đi lại, vận chuyển trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Hệ thống giao thông kết nối vận hành trên nền tảng IoT phát triển dựa trên sự tiến bộ nhanh chóng của đa dạng công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ nhận dạng, công nghệ cảm biến…và các công nghệ mới phát triển sau này như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn rất lớn cho cuộc cách mạng của ngành giao thông vận tải. Một số công nghệ thành phần chủ yếu để kết nối trong giao thông vận tải có thể kể đến như:

- Công nghệ nhận dạngsớm được ứng dụng và có khả năng tạo đột phá trong công

nghiệp giao thông vận tải là công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID-Radio Frequency Identification). Công nghệ này dùng sóng vô tuyến để tự động xác định, nhận dạng, theo dõi và cung cấp thông tin theo thời gian thực các đối tượng trong hệ thống giao thông bằng cách gắn thẻ nhận dạng RFID. Các thẻ RFID lưu trữ thông tin của đối tượng cần nhận dạng như các phương tiện vận tải, đèn giao thông, đèn chiếu sáng, hay cả hàng hóa được vận chuyển...

- Công nghệ cảm biến:rất nhiều loại cảm biến khác nhau đã được nghiên cứu chế tạo

để thu thập, cung cấp thông tin đa dạng của các đối tượng trong hệ thống giao thông theo thời gian thực như về nhiệt độ/ánh sáng môi trường, kích thước/tốc độ/màu sắc phương tiện, hay về sức khỏe của người lái xe…

- Hệ thống camera giám sát (CCTV-Closed Circuit Televison): sử dụng các camera

39

hoặc nhiều trung tâm. Một hệ thống CCTV thường bao gồm liên kết các camera đặt ở các nơi cần quan sát để cung cấp hình ảnh, các video nhằm giám sát tình trạng lưu thông trên đường theo thời gian thực, tốc độ xe, báo động xe sai đường, phát hiện vi phạm,…

- Hệ thống liên lạc: được sử dụng phổ biến là các hệ thống liên lạc toàn cầu không dây

như: Wi-Fi, mạng viễn thông (3G, 4G, LTE), GSM; truyền thông tần số vô tuyến (UHF, VHF).

- Hệ thống định vị toàn cầu (GPS- Global Positioning System), hệ thống thông tin

địa lý (GIS- Geographic Information System): để xác định vị trí hay hành trình một

chiếc xe, theo dõi tốc độ giao thông, mật độ trên một con đường cụ thể, tìm đường đi với bản đồ, đo quãng đường đã di chuyển, vị trí hàng hóa được vận chuyển…hệ thống thông tin địa lý (GPS- Global Positioning System), Hệ thống định vị toàn cầu

Từ những công nghệ trên chúng ta có thể áp dụng vào các vấn đề như: quản lý phương tiện giao thông công cộng, quản lý phương tiện vận tải doanh nghiệp, quản lý giao nhận hàng hóa,… đặc biệt trong lĩnh vực quản lý phương tiện vận tải ta có thể áp dụng IoT vào việc giám sát, điều phối phương tiện, đưa ra những cảnh báo về các thông số của xe như mức độ nhiên liệu, áp suất lốp, thời gian dừng đỗ của xe,… Từ những ứng dụng của IoT trong việc quản lý phương tiện vận tải và trong phạm vi đề tài nhóm chúng em sẽ tập trung nghiên cứu về hộp đen, cách thức kết nối, giao tiếp với hộp đen từ đó ứng dụng vào việc quản lý, giám sát phương tiện vận tải doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý phương tiện vận tải (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39 - 40)