Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó

Một phần của tài liệu Lý 11 học kì 2 2122 (Trang 87 - 89)

Câu 18: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng:

A. rM = 4rN B. rM = rN/4 C. rM = 2rN D. rM = rN/2

BÀI TẬP TỰ LUẬN .

Bài 1. Hãy xác định hướng của từ trường tại các điểm trên hình vẽ

⚫ M ⚫P ⚫P ⚫N a. ⚫O I ⚫ C ⚫ D b. I ⚫ D ⚫ E c.

Bài 2. Một dây dẫn dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10A. Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại:

a) Điểm M nằm cách dây dẫn 5cm.

b) Ở điểm N có cảm ứng từ l 4.10-5 T, điểm D nằm cách dây dẫn một đoạn bằng bao nhiêu ?

Bài 3. Một khung dây tròn bán kính R= 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.

Đs: 3,76.10-6 T

Bài 4. Cho dòng điện có cường độ I = 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có giá trị B = 35.10-5T. Ống dây dài 50cm. Tính số vòng dây của ống dây. Đs: 929 vòng

Bài 5. Dùng một dây đồng có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài 50cm, đường kính 4cm để làm một ống dây. Hỏi cho dòng điện có cường độ I=0,1A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Biết sợi dây dùng làm ống dây dài l = 63m và các vòng dây quấn sát nhau.

Đs: B=0,126.10-3T

Bài 6. Hai dây dẫn thẳng, dài, song song cách nhau một khoảng cố định 42cm. Trong dây thứ nhất có dòng điện cường độ I1=3A, dây thứ hai có dòng điện cường độ I2 =1,5A. Hãy tìm những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không. Xét hai trường hợp:

a. Hai dòng điện cùng chiều. b. Hai dòng điện ngược chiều.

Đs: R2=14 cm, R1=28 cm; R2=63 cm; R1=21 cm.

Bài 7. Hai dây dẫn song song dài vô hạn, cách nhau a=10cm trong không khí, trong đó có hai dòng điện I1=I2=5A chạy ngược nhau. xác định cảm ứng từ tại điểm M, biết:

a. M cách đều 2 dây một khoảng 5cm.

b. M cách dây thứ nhất 5cm và cách dây thứ hai 15cm. c. M cách đều hai dây một đoạn a= 10cm.

d. Làm lại bài toán trên khi hai dòng điện chạy cùng chiều nhau.

Bài 8. Cho hai dòng điện cùng cường độ I1=I2=8A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, chéo nhau và vuông góc với nhau, đặt trong chân không; đoạn vuông góc chung có chiều dài 8cm. Xác định cảm ứng từ tại trung điểm M của đoạn vuông góc chung ấy.

Đs: 5

1

2 4 2.10

B= B = −T

Bài 9.Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Khoảng cách từ điểm M đến ba dòng điện được cho trên hình. Hãy xác định cảm ứng từ tại M trong hai trường hợp:

a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ.

b. I1 hướng ra sau, I2 và I3 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Biết I1=I2=I3= 10A.

Đs: a. 10-4T b. 5.10−4T

Bài 10. Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, đi qua ba đỉnh A,B,C của một tam giác đều. Hãy xác định cảm

  2cm 2cm 2cm M  I3 I1 I2 A  I1

Bài 11. Cho ba dòng điện thẳng song song, vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua ba đỉnh A, B, C của một hình vuông. Hãy xác định cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông trong hai trường hợp:

a. Cả ba dòng điện đều hướng ra phía sau mặt phẳng hình vẽ.

b. I1, I3 hướng ra phía sau còn I2 hướng ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Cho biết cạnh hình vuông a= 10cm và I1=I2=I3= 5A

Đs: a. 3 2 5 10 2 B= − T b. 5 2.10 2 B T − =

Bài 12. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm; bán kính một vòng là R, vòng kia là 2R. Trong mỗi vòng có dòng điện cường độ I chạy qua. Xét các trường hợp sau:

a. Hai dòng điện nằm trong cùng một mặt phẳng, hai dòng điện cùng chiều. b. Hai vòng nằm trong cùng mặt phẳng, hai dòng điện ngược chiều nhau. c. Hai dòng điện nằm trong hai mặt phẳng vuông góc nhau.

Áp dụng: I= 10A, R=8cm.

Đs: a. 11,8.10-5T b. 3,9.10-5T c. 8,8.10-5T

Bài 13. Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị dài của dây là D=0,04kg/m. Dây được treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵⃗⃗ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo, B= 0,04T. Cho dòng điện có cường độ I chạy qua dây treo.

a. Xác định chiều dòng điện và độ lớn của I để lực căng của các dây bằng không. b. Cho MN = 25cm, I= 16A có chiều từ N đến M. Tính lực căng của mỗi dây.

Bài 14. Một khung dây hình chữ nhật ABCD với AB = DC = 20 cm, BC = AD = 30 cm. Cho dòng điện có cường độ I = 5A chạy trong khung dây dẫn. Khung dây được đặt trong từ trường đều, vuông góc với mặt phẳng khung. Từ trường có độ lớn B = 0,01 T.

a. Hãy tính lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây? b. Lực tổng hợp tác dụng lên khung dây bằng bao nhiêu?

Bài 15. Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5cm trong một từ trường đều B = 10-2T.

a. Xác định tốc độ của proton trên quỹ đạo.

b. Xác định chu kì chuyển động của proton. Biết khối lượng của proton là 1,672.10-27kg. Đs: a. 4,785.104m/s b. 6,56.10-6s

Một phần của tài liệu Lý 11 học kì 2 2122 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)