Thủ tục cho NLĐ mất việc làm:

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI THI CÁN BỘ ĐOÀN (Trang 25 - 35)

b. Về nguyên tắc quản lý: Trong Điều 2 của Qui chế nêu trên cũng đã nêu rõ:

1.2- Thủ tục cho NLĐ mất việc làm:

- Công bố danh sách NLĐ sẽ mất việc làm.

- Trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, đơn vị. - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Câu 7: Đồng chí hãy nêu quyền lợi của NLĐ khi bị mất việc làm?

Trả lời:

Quyền lợi của NLĐ khi bị mất việc làm:

- NLĐ có thời gian làm việc cho doanh nghiệp, đơn vị đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm được NSDLĐ trợ cấp mất việc làm với mức cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng.

- Mức tiền tính trợ cấp mất việc làm là mức lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm.

- Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp, đơn vị. Thời gian đối với những tháng lẻ được tính như sau:

+ Dưới 1 tháng: không được tính.

+ Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp bằng ½ tháng lương.

+ Từ 6 tháng đến 12 tháng: tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp bằng 1 tháng lương.

- Khoản trợ cấp mất việc làm của NLĐ được trả trực tiếp một lần tại nơi làm việc hoặc nơi thuận lợi nhất cho NLĐ chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày NLĐ bị mất việc làm.

- Ngoài các khoản trợ cấp mất việc làm trên, NLĐ còn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo quy định của doanh nghiệp, đơn vị và theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Câu 8: Đồng chí hãy nêu các loại Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được giao kết?

Trả lời:

HĐLĐ được giao kết theo một trong những loại sau:

- HĐLĐ không xác định thời hạn

- HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Khi HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới.

- Nếu không ký HĐLĐ, hợp đồng đã giao kết trở thành không xác định thời hạn. - Nếu ký HĐLĐ mới là HĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ ký thêm một thời hạn; sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn.

- HĐLĐ ký kết bằng văn bản giữa NLĐ và NSDLĐ, phải được chia thành 2 bản, mỗi bên giữ 1bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng thì các bên có thể giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật.

- HĐLĐ có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh và bảo hiểm xã hội đối với NLĐ.

- NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của các bên. Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải nhận NLĐ vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận.

Câu 9: Đồng chí hãy nêu các nguyên tắc và hình thức trả lương?

Trả lời:

* Nguyên tắc:

- Tiền lương của NLĐ do NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận ghi trong HĐLĐ và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc, không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Tiền lương được trả trực tiếp đầy đủ, đúng thời hạn tại nơi làm việc; Trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không chậm quá một tháng và NSDLĐ phải

- Tiền lương * Hình thức:

Tiền lương được trả theo hình thức sau:

- Tiền lương được trả theo thời gian: là hình thức trả lương cho NLĐ căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, bao gồm lương tháng, tiền lương tuần, tiền lương ngày và tiền lương giờ.

- Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương cho NLĐ theo khối lượng, chất lượng công việc phải hoàn thành.

Câu 10: Đồng chí hãy nêu các cách thức trả lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm

việc vào ban đêm và ngừng việc? Trả lời:

Khi làm thêm giờ NLĐ được trả lương như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả theo thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương). Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì NSDLĐ chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.

Khi làm việc vào ban đêm NLĐ được trả lương như sau:

NLĐ làm việc vào ban đêm (từ 22h đến 6h hoặc từ 21h đến 5h tùy vùng khí hậu) được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền công của công việc đang làm vào ban ngày.

Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương.

- Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Câu 11: Đồng chí hãy nêu nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập?

Trả lời : Điều 3- Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định:Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:

1. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.

2. Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Câu 12 : Đồng chí hãy nêu Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị sự nghiệp?

Trả lời:

Điều 5- Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định: Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ:

Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, gồm:

1. Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng, đơn vị được chủ động quyết định các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ.

2. Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau:

a) Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật;

b) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (theo quy định tại Điều 9 Nghị định này), tuỳ theo từng lĩnh vực và khả năng của đơn vị, được:

a) Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị;

c) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với lĩnh vực sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Câu 13: Đồng chí hãy nêu Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp

công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm? Trả lời:

Điều 31- Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ quy định:Trách nhiệm

của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp:

1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

2. Tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo an toàn, bí mật quốc gia trong hoạt động của đơn vị. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.

3. Xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này báo cáo cơ quan cấp trên.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành.

7. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành.

8. Chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể. Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị.

Câu 14: Luật Lao động vừa được Quốc hội sửa đổi, thông qua và có hiệu lực

từ tháng 1/5/2013. Đồng chí hãy nêu quy định về việc làm thêm giờ của luật Lao động sửa đổi?

Trả lời: Ngày 18/6/2012 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII thông qua luâtl Lao

động sửa đổi trong đó quy định về việc làm thêm giờ như sau:

- Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm chính trong một ngày. Trong trường hợp áp dụng quy định làm thêm giờ theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm.

Câu 15: Luật Lao động vừa được Quốc hội sửa đổi, thông qua và có hiệu lực

từ tháng 1/5/2013. Đồng chí hãy nêu quy định về chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ trong luật Lao động sửa đổi?

Trả lời: Về chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ, luật Lao động sửa đổi quy định

như sau: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Câu 16: Đ/c hãy nêu các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức? Trả lời: Điều 5 Luật Viên chức.

1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

2. Tận tụy phục vụ nhân dân.

3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.

Câu 17: Đ/c hãy nêu các Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp? Trả lời: Điều 11 Luật Viên chức.

1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao. 5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Câu 18: Đ/c hãy nêu các Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ

liên quan đến tiền lương?

Trả lời: Điều 12 Luật Viên chức.

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 19: Đ/c hãy cho biết Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và

làm việc ngoài thời gian quy định?

Trả lời: Điều 14 Luật Viên chức.

1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI THI CÁN BỘ ĐOÀN (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w