người khác niềm vui cảm thấy mình được yêu thương. Trìu mến được thể hiện cách riêng trong việc hướng đến tha nhân với một sự quan tâm tinh tế về những mặt hạn chế của người ấy, nhất là khi chúng xuất hiện một cách rõ ràng. Ứng xử với tha nhân cách tế nhị và tôn trọng có nghĩa là chăm sóc những vết thương và trao lại cho họ niềm hy vọng, để làm sống lại niềm tin nơi họ. Trìu mến trong các mối quan hệ gia đình là nhân đức hằng ngày giúp ta vượt qua những xung đột nội tâm
và xung đột trong quan hệ. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta suy tư: “Chúng ta có can đảm đón nhận cách trìu mến những hoàn cảnh khó khăn và vấn đề của những người bên cạnh chúng ta, hay chúng ta chuộng các giải pháp vô cảm, có thể hiệu quả nhưng thiếu sự ấm áp của Tin mừng, hơn? Thế giới ngày nay cần đến sự trìu mến biết bao! Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, sự gần gũi của Thiên Chúa, sự ân cần trìu mến của Thiên Chúa” (Bài giảng nhân Thánh Lễ Nửa Đêm của Đại Lễ Giáng Sinh, ngày 24 tháng 12 năm 2014).
71. (30) Phúc-âm-hoá là trách nhiệm của toàn thể Dân Chúa,
mỗi người góp phần tùy theo nhiệm vụ và đặc sủng riêng. Việc loan báo ấy, mà không có những chứng từ sống vui của các đôi vợ chồng và gia đình, là những Hội thánh tại gia, thì dẫu cho có đúng đắn thế nào cũng có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc chìm lỉm trong mớ ngôn từ hỗn độn của xã hội chúng ta (x. NMI, 50). Các nghị phụ của Thượng Hội đồng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các gia đình Công giáo bởi ân sủng của bí tích hôn phối được kêu gọi chính mình hãy trở nên chủ thể tích cực của mục vụ gia đình.