Để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói chung và thị trường thế giới nói riêng thì các chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng, có tác dụng thúc đẩy, soi đường chỉ lối cho các doanh nghiệp xuất khẩu. trước hết nhà nước cần tạo điều kiện và có những biện pháp thiết thực cụ thể để đẩy mạnh gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Các
chính sách có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản cần được thực hiện tốt như: chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, thuế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến ngư, thông tin thị trường… Xây dựng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình hợp tác giữa hộ sản xuất, nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế biến, tiêu thụ, phát triển các tổ chức liên kết cộng đồng, những người sản xuất trong ngành hàng. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng ở nước nhập khẩu.
Vấn đề dự báo thị trường cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa để tránh tình trạng sản xuất ra mà không có nơi tiêu thụ khiến cho người nông dân phải chịu nhiều thiệt hại.
Về hành lang pháp lý thì nhà nước ta cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp trong nước dễ tiếp cận với thị trường mục tiêu đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA. Ngoài ra, cần có giải pháp ngăn chặn an toàn, tạo niềm tin cho đối tác tiêu thụ. Cũng cần đàm phán với Nhật Bản về chế độ hạn ngạch đối với hải sản nhằm tạo thuận lợi trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật.
Về phía Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, để hoạt động của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đạt hiệu quả cao và ổn định, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần thường xuyên thông báo trên mạng về những vấn đề liên quan như chính sách thuế quan, chính sách thương mại, thậm chí giúp các doanh nghiệp tìm được nhiều đại lý nhập khẩu lớn, tin cậy và bán hàng tại thị trường chiến lược này.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản nói riêng là hướng đi đúng đắn để đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Muốn duy trì ổn định cũng nhhư phát triển thị phần tại thị trường khó tính như Nhật Bản đòi hỏi cần phải có nhiều biện pháp kết hợp với nhau. Trong đó việc gằn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Ngoài ra sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chế biến nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa để thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản một cách an toàn và ổn định nhất. Tuy nhiên không thể không nhắc đến vai trò của nhà nước trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự báo thị trường và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Hi vọng trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản nói riêng đạt được giá trị cao hơn nữa, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình kinh tế thuỷ sản. PGS. TS. Vũ Đình Thắng. NXB: Đại học lao động xã hội.
2. Giáo trình công nghệ chế biến thủy hải sản. ThS. Phan Thị Thanh Quế.Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng Đại Học Cần Thơ. 3. Tạp chí thuỷ sản (các số từ 2000-2007) 4. http://thuysanviet.com 5. http://www.khoahocthuysan.org/ 6. http://www.agro.gov.vn 7. http://www.gso.gov.vn 8. http://www.fistenet.gov.vn/ 9. http://www.vietlinh.com.vn/ 10.http://www.vietnamtradefair.com
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN ... 2
1.1 Vai trò vị trí của ngành thuỷ sản ... 2
1.1.1 Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. ... 2
1.1.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng và tăng trưởng của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp nói chung. ... 3
1.1.3 Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. ... 3
1.1.4 Phát triển ngành thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước. 5 1.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu thuỷ sản ... 5
Phần II: THỰC TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ... 7
2.1 Thực trạng đánh bắt thuỷ sản Việt Nam. ... 7
2.1.1 Khai thác hải sản. ... 7
2.1.2 Đánh bắt thuỷ sản nội địa ... 10
2.2 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam ... 11
2.2.1 Diện tích nuôi trồng ... 11
2.2.2. Sản lượng nuôi trồng ... 15
2.3 Thực trạng bảo quản chế biến đóng gói bao bì của thuỷ sản Việt Nam. 16 Phần III: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN... 21
3.1 Mặt hàng ưa chuộng và số lượng nhập khẩu. ... 21
3.2 Yêu cầu về chất lượng, hình thức, bao bì sản phẩm. ... 23
3.3 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. .... 25
PHẦN IV: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ... 28
4.1 Quy định về hàng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản. ... 28
4.1.1 Quy định của Nhật Bản về chất lượng sản phẩm ... 28
4.1.2 Quy định của Nhật Bản về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. ... 30
4.1.3 Quy định của Nhật Bản liên quan đến bình đẳng thương mại. ... 30
4.2 Biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. ... 32
4.2.1 Nâng cao chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì sản phẩm. 33 4.2.2 Các biện pháp Marketing ... 34
4.2.3 Các chính sách của nhà nước. ... 35
KẾT LUẬN ... 37