Cơ cấu việc làm mới

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 39 - 50)

II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất

2. Cơ cấu việc làm mới

2.1. Cơ cấu theo tuổi và giới tính.

2.1.1. Cơ cấu theo tuổi.

Do đặc điểm lao động trong những hộ bị thu hồi đất chủ yếu thuộc nhóm từ 15-30 tuổi và từ 30-45 tuổi, nên huyện cũng đã tập trung giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Bảng 9. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo tuổi.

STT Tuổi số người Tỷ lệ (%)

1 15-19 328 11,94

3 30-39 717 26,11

4 40-49 516 18,79

5 50-60 430 15,67

6 Tổng cộng 2.746 100

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Nhìn vào bảng 9, nhóm tuổi được tạo nhiều việc làm là nhóm từ 20 đến 39 tuổi với 1800 người, chiếm 65,54%. Ở nhóm tuổi này, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật vẫn còn khá cao. Cho nên đào tạo nghề cho nhóm lao động này sẽ đem lại hiệu quả. UBND huyện đã tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ năm 2006 đến 2008 trung tâm dạy nghề của huyện đã có 876 lao động được đào tạo nghề như: may công nghiệp, nấu ăn, cơ khí, hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng…Trong đó:

- Nghề may: 95 người.

- Nghề sửa chữa xe máy: 274 người. - Nghề nấu ăn : 219 người.

- Nghề cơ khí : 288 người.

Bảng 10. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm.

STT Xã - thị trấn Nghề đào tạo Hình thức đào tạo Nghề may Sửa chữa xe máy Cơ khí Nấu ăn Ngắn hạn Dài hạn Cổ Bi

3 Dương Xá 8 22 23 15 46 21 4 Lệ Chi 11 30 32 30 71 32 5 Đặng Xá 11 30 32 25 71 29 6 Trung Mầu 11 30 32 25 71 29 7 Phú Thị 11 35 36 25 75 32 8 Kiêu Kỵ 6 13 16 10 32 14 9 Phù Đổng 11 35 36 25 75 32 10 Yên Thường 8 22 23 20 50 21 11 Bát Tràng 4 13 13 10 28 11 12 TT Trâu Quỳ 8 27 26 19 57 22 Cộng 95 274 288 219 615 261

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Hình thức đào tạo có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong số 876 người được đào tạo, có 615 người đào tạo theo hình thức ngắn hạn chiếm 70,2%; 261 người đào tạo dài hạn chiếm 29,8%. Những nghề này cũng gắn liền với nhu cầu của lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời gắn liền với sản xuất của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Trong quá trình đào tạo, Chính quyền huyện đã hỗ trợ trực tiếp cho người lao động nông nghiệp tham gia đào tạo nghề với thời gian và mức kinh phí hỗ trợ như sau:

Bảng 11. Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề.

Thời gian hỗ

Kinh phí hỗ trợ (đồng/học viên/khoá

1 Nghề may 5 1.500.000

2 Nghề sửa chữa xe máy 5 1.500.000

3 Nghề nấu ăn 5 1.500.000

4 Nghề cơ khí 5 1.500.000

Nguồn: Phụ lục: Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề theo nghề ( Kèm theo Quyết định số 3486/QĐ-UBND ngày 05/09/2007 của UBND thành phố Hà Nội).

Mức hỗ trợ cho mỗi học viên là 300.000 đồng/học viên/tháng. Sau khi học nghề, bồi dưỡng tay nghề, nhiều người đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, hoặc vào làm trong các khu công nghiệp.

Mặt khác, các doanh nghiệp được phép xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi cũng đã có cam kết ưu tiên cho con em những hộ dân có đất bị thu hồi vào làm trong doanh nghiệp. Mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là đòi hỏi phải có sức khoẻ như sản xuất bao bì, lắp ráp xe máy, may da, sản xuất gốm sứ…nên việc làm tạo ra cho nhóm đối tượng từ 15-39 tuổi nhiều hơn.

Trong khi đó, nhóm từ 40 tuổi trở lên, việc làm tạo ra giảm dần với 946 lao động bằng 34,45%. Do khả năng tiếp thu giảm dần theo tuổi tác, nên việc học nghề hay vào làm trong các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đây chủ yếu là những lao động thuần nông, trình độ văn hoá không cao. Ngoài làm ruộng, họ không đáp ứng được những công việc yêu cầu trình độ cao. Để giải quyết việc làm cho những người này, chính quyền các cấp đã tiến hành một số biện pháp như: đưa nhóm đối tượng này vào các HTX nông nghiệp (521 người), tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cấp một phần đất sát với

buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, dịch vụ ăn uống, sửa chữa phương tiện…Ngoài ra, họ đã được tham dự lớp đào tạo nghề nông; được học các phương pháp trồng rau an toàn, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, công tác thú y và trồng cây ăn quả góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng công trình giao thông và khu công nghiệp.

2.1.2. Cơ cấu theo giới tính.

Bảng 7, số nam có nhu cầu giải quyết việc làm là 2.169 người, số nữ là 2.124 người. Số lao động nam có việc làm mới là 1.829 người chiếm 66,6%; số lao động nữ là 917 người chiếm 33,4%. Số lao động nữ được giải quyết việc làm còn khá ít. Đây là một thực trạng đáng buồn. Vì hiện nay lao động nữ ở nông thôn nói chung và lao động nữ thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng có trình độ học vấn thấp. Do tâm lý cha mẹ vẫn còn nếp suy nghĩ cũ “ con gái học nhiều cũng chẳng nên cơm cháo gì”. Điều này khiến cho lao động nữ nông thôn rơi vào tình trạng khó tìm việc khi ruộng đất bị thu hẹp. Mặt khác, các trường cao đẳng, trung cấp nghề lại chỉ tập trung đào tạo các ngành: cắt gọt kim loại, hàn, điện lạnh, cơ khí…lại không phù hợp với lao động nữ. Một số trường có khoa thiết kế thời trang hay may mặc, nữ chiếm đa số nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại ít hơn các ngành khác. Hiện nay, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ngành may mặc cũng đang bị cắt giảm hoặc thiếu việc làm trầm trọng. Do đó, việc làm cho lao động nữ đang gặp nhiều khó khăn.

2.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế.

Bảng 12. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm theo ngành kinh tế.

Đơn vị: người. STT Xã- thị trấn Tổng số Ngành kinh tế Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ 1 Cổ Bi 218 150 30 38 2 Ninh Hiệp 180 67 27 86 3 Dương Xá 213 54 85 74 4 Lệ Chi 142 82 30 30 5 Đặng Xá 425 106 164 155 6 Trung Mầu 279 87 174 18 7 Phú Thị 278 112 136 30 8 Kiêu Kỵ 350 281 33 36 9 Phù Đổng 126 34 57 35 10 Yên Thường 115 55 37 23 11 Bát Tràng 153 68 0 85 12 TT Trâu Quỳ 267 168 41 58 Cộng 2.746 1.264 814 668

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Gia Lâm.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN-XDCB và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, việc giải quyết việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất được tiến hành theo hướng này. Cụ thể như sau:

-Khu vực công nghiệp, xây dựng: 1.246 người chiếm 46,03%. -Khu vực nông nghiệp : 814 người chiếm 29,64%.

Hình 1. Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 29,64% 46,03% 24,33% công nghiệp nông nghiệp dịch vụ

Ta thấy, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch. Số người làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, số người làm trong khu vực nông nghiệp giảm đi. Điều này cũng phù hợp với thực tế. Vì sau khi bị thu hồi đất, nhiều hộ nông dân không còn đất để canh tác, trong khi họ vẫn phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu như ăn ở, mặc, đi lại. Cho nên họ cần tìm một công việc mới để kiếm sống. 80% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, cụm làng nghề. Trên địa bàn huyện hiện có một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp như cụm công nghiệp nhỏ và vừa Phú Thị, khu công nghiệp Dương Xá, khu công nghiệp Ninh Hiệp… với 118 doanh nghiệp đã hoạt động thu hút một lượng lớn lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Làm công nhân trong khu công nghiệp là hình thức chủ yếu, một số khác xin vào làm trong các xưởng sản xuất gốm sứ, hay may da. Bên cạnh sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía UBND huyện và chính quyền các xã, thôn, có

dùng tiền đền bù nhận được mua sắm phương tiện như xe máy để chạy xe ôm, chở vật liệu xây dựng, chở hàng. Nghề này đơn giản, không yêu cầu chi phí cao, không yêu cầu tay nghề, trình độ kỹ thuật, phù hợp với những người trung tuổi ( 30-45 tuổi). Ngoài ra, một số hộ chuyển sang kinh doanh buôn bán. Chủ yếu kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, kinh doanh Internet, cho thuê nhà trọ…Số khác được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá, xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn thịt; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn…góp phần tạo việc làm cho 814 người.

2.3. Cơ cấu theo thành phần kinh tế.

Khu vực nhà nước: 219 lao động chiếm 7,97%. HTX: 521 lao động chiếm 18,97%.

Công ty TNHH: 929 lao động chiếm 33,83%. Công ty liên doanh: 498 lao động chiếm 18,13%.

Để vào được khu vực nhà nước làm việc cần có trình độ cao, đòi hỏi bằng cấp nên khu vực này chỉ thu hút 219 lao động. Khu vực ngoài nhà nước thu hút được nhiều lao động hơn với 70,93%. Trong đó công ty TNHH chiếm 33,83%, công ty liên doanh là 18,13%, HTX là 18,97%. Đó là do mặt bằng trình độ của lao động thuộc hộ bị thu hồi đất không cao, mà yêu cầu của các công ty khi tuyển dụng lao động lại không quá khắt khe. Cho nên người dân đi xin việc ở khu vực ngoài nhà nước dễ dàng hơn.

2.4.Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Với mặt bằng trình độ không cao của lao động thuộc diện bị thu hồi đất, thì số chỗ việc làm mới được tạo ra vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông, chưa qua đào tạo 2.113 người chiếm 76,95%; công việc đòi hỏi trình độ cao đẳng, đại học là 68 người tương ứng 2,47%; trung học chuyên nghiệp là 243 người tương ứng 8,85%; công nhân kỹ thuật không có bằng là 322 người tương ứng 11,73%. Ngay cả những doanh nghiệp, công ty TNHH khi tuyển dụng họ cũng không đòi hỏi tay nghề cao. Với trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc công nhân kỹ thuật là có thể tìm được việc trong khu công nghiệp, có trường hợp chỉ xét trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3, thậm chí cả những lao động học hết cấp 2 không thi đỗ vào cấp 3 vẫn được tuyển vào làm. Còn những công việc đòi hỏi trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu thuộc bộ phận quản lý, bộ phận kế toán trong công ty nên chỉ có 2,47% số lao động đáp ứng yêu cầu này.

Hình 3. Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

LĐPT, 76.95% CNKT , 11.73%

THCN, 8.85% CĐ,ĐH, 2.47%

2.5. Cơ cấu theo xã.

Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cũng cần xem xét điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng xã. Trong 12 xã-thị trấn bị thu hồi đất, 2 xã có làng nghề là xã Bát Tràng và xã Kiêu Kỵ; thị trấn Trâu Quỳ có diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho những công trình công cộng của nhà nước; 9 xã còn lại diện tích đất thu hồi nhằm xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. Do đó, giải quyết việc làm cho nông của từng xã cũng khác nhau.

Với các xã có làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ người lao động cùng chính quyền xã chủ động, phối hợp với các hộ gia đình, các doanh nghiệp kinh doanh nhận lao động bị thu hồi đất vào làm việc. Vì ở Bát Tràng mỗi ngày thu hút trên 10.000 lao động thời vụ; Kiêu

Riêng thị trấn Trâu Quỳ, diện tích đất bị thu hồi được sử dụng vào mục đích công cộng và lợi ích quốc gia, không sử dụng vào việc xây dựng khu công nghiệp nên xu hướng chung của các hộ dân là chuyển sang công việc buôn bán. Ở Trâu Quỳ có quốc lộ 5A chạy qua, có trường đại học Nông nghiệp I, trường Tư thục Lê Quý Đôn nên các hộ sau khi mất đất có điều kiện kinh doanh các loại hình dịch vụ như: buôn bán hàng tạp hoá, văn phòng phẩm, hàng ăn uống, dịch vụ Internet, sửa chữa xe máy, bán vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà trọ…thu nhập khá cao và ổn định. Ngoài ra, một số hộ xin cho con em mình đi làm tại khu công nghiệp hay các nhà máy gần đó như: khu công nghiệp Sài Đồng B, công ty may 10, công ty may Đức Giang, công ty kim khí Thăng Long…giải quyết việc làm cho 168 lao động. Trong đó có 110 lao động nữ, 58 lao động nam.

Với các xã có dự án xây dựng khu công nghiệp, hướng giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ bị thu hồi đất là làm công nhân trong khu công nghiệp. 60% lao động làm công nhân; 30% số hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như sản xuất rau an toàn ở Đặng Xá, Lệ Chi; vùng trồng hoa, cây giống, cây cảnh ở Trung Mầu; vùng chăn nuôi bò sữa ở Trung Mầu, Phù Đổng; chăn nuôi bò thịt ở Lệ Chi; chăn nuôi lợn nạc ở Yên Thường, Ninh Hiệp, Trung Mầu, Dương Xá, Đặng Xá, Phú Thị; vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Yên Thường, Phú Thị, Lệ Chi…10% số hộ chuyển sang kinh doanh nhà trọ và buôn bán nhỏ.

Hình 4. Số lượng việc làm mới theo xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 39 - 50)