Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 62 - 64)

II. Những giải pháp chủ yếu

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề

Thực tiễn cho thấy, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm và thất nghiệp, đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến động của quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:

1.1. Đối với UBND huyện, UBND các xã.

Cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp; đồng thời tiếp tục xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi thôn, mỗi xã. Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất

chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giáo dục đào tạo để hỗ trợ lao động bị thu hồi đất sớm chuyển đổi nghề, ổn định việc làm.

Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện để xây dựng phương án hỗ trợ dạy nghề. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được duyệt cho huyện, cho các xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để tổ chức các khoá dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt. Đặc biệt, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia đối với những người đã học nghề cần vốn để tạo việc làm; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

1.2. Đối với các doanh nghiệp.

Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Doanh nghiệp phải công khai số lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lượng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề ra sao. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.

1.3. Đối với các cơ sở dạy nghề.

Tham gia dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, với thực tiễn sản xuất và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc chọn nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, phải là các nghề có nhu cầu đào tạo ở đại phương và có nhiều thanh niên tham gia học nghề. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu

cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của người học, biên soạn chương trình hoặc chuyên đề cho phù hợp. Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 62 - 64)