Hậu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-phap-luat-he-trung-cap (Trang 69)

2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng

2.2.2. Hậu quả về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân. Với động cơ vụ lợi, một số người đã lợi dụng vị trí của mình trong bộ máy nhà nước hoặc lợi dụng những quyền hạn nhất định được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc các lợi ích khác của Nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân. Trong đó, những sai phạm trong lĩnh vực đất đai chiếm một số lượng đáng kể. Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản do phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác.

Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên do tệ tham nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản thuế ít hơn nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp. Điều này đã làm thất thoát một lượng tiền rất lớn hàng năm. Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn trong việc hoàn thuế, xét miễn giảm thuế…

Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, làm mất lòng tin của các doanh nghiệp làm ăn chính đáng trong cạnh tranh lành mạnh dẫn đến nhiều hậu quả xấu khác như chất lượng công trình kém, làm suy thoái phẩm chất của một số cán bộ, công chức, viên chức…

Trong khi thi hành công vụ, một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu, lạm dụng quyền hạn đối với nhân dân dẫn đến tình trạng thủ tục hành chính bị kéo dài, gây mất thời gian, tiền của của người dân, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-phap-luat-he-trung-cap (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)