Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-phap-luat-he-trung-cap (Trang 71 - 72)

4.1. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng

Công dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, thực hiện việc giám sát các mặt của đời sống xã hội, trong đó có tổ chức và hoạt động của các cơ quan công quyền, của cán bộ, công chức. Trong đấu tranh chống tham nhũng, cần lấy người dân và xã hội công dân làm trung tâm, phát huy sức mạnh cộng đồng trong phản biện, giám sát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm cho người dân nhận thức được đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của bản thân mình.

Công dân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng; Phản ánh với ban thanh tra nhân dân tổ chức mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để ban thanh tra nhân dân, tổ chức có kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo qui định của pháp luật; Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng; góp ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định: Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 65). Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo và người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo (Điều 69, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018). Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo (Điều 67, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).

4.2. Tham gia phòng chống tham nhũng thông qua ban thanh tra nhân dân tổ chức mà mình là thành viên nhân dân tổ chức mà mình là thành viên

Hình thức tham gia của công dân trong phòng, chống tham nhũng được quy định trong điều 77 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Công dân tự mình

67

hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng; Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-phap-luat-he-trung-cap (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)