Tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế (Trang 48)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Công ty Viễn thông Quốc tế

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I) được thành lập từ năm 1990, trước đây công ty trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sau tái cơ cấu năm 2018 trở thành công ty con trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone). VNPT-I được giao nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm của tập đoàn VNPT tại thị trường quốc tế.

VNPT-I cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh qua VINASAT-1 và VINASAT-2 - hai vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. Các vệ tinh VINASAT-1 và

VINASAT-2 tại vị trí quỹ đạo 1320 Đông và 131,80 Đông có vùng phủ sóng rộng lớn trong khu vực Châu Á, Châu Úc và Hawaii. Đây là sản phẩm hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn VNPT và công ty Lockheed Martin của Mỹ. Dịch vụ vệ tinh VINASAT có thể đáp ứng các nhu cầu dịch vụ viễn thông trong lĩnh vực Thoại, Truyền số liệu (Data), Kênh thuê riêng, Truyền hình với ưu điểm là nhanh chóng, tin cậy và đặc biệt hữu hiệu đối với những nơi có địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa hay biên giới hải đảo.

Dịch vụ Thoại & Chuyển vùng Quốc tế là lĩnh vực dịch vụ truyền thống và lâu năm của công ty VNPT-I. Với bề dầy kinh nghiệm hơn 25 năm, VNPT-I đã xây dựng một mạng lưới dịch vụ khắp toàn cầu kết nối với hàng trăm đối tác quốc tế lớn như Vodafone, AT&T, NTT, KDDI, Orange, China Mobile… đảm bảo liên lạc luôn được thông suốt cho hàng chục triệu thuê bao di động và cố định trong nước.

Dịch vụ Data là dịch vụ thế mạnh của VNPT-I trên thị trường Việt Nam. VNPT-I đại diện cho Tập đoàn VNPT cung cấp dung lượng và kênh truyền dẫn quốc tế cho khách hàng có nhu cầu kết nối giữa Việt Nam và quốc tế. Các dịch vụ Data được cung cấp qua các tuyến cáp biển lớn có uy tín như CHINA-US, SMW3, AAG,

APG, APCN cùng các tuyến cáp đất dung lượng hàng chục Gigabit kết nối qua biên giới với Trung quốc, Lào, Campuchia.

Ngoài ra, trong năm 2018, cùng với việc triển khai chiến lược VNPT 4.0, VNPT-I còn được giao trọng trách xúc tiến các sản phẩm Công nghệ thông tin của Tập đoàn VNPT tại thị trường quốc tế.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty

Công ty Viễn thông Quốc tế được xây dựng theo mô hình bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giám đốc , các Phó Giám đốc.

Giám đốc và các Phó Giám đốc là những người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Công ty và Tập đoàn về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phòng kế hoạch kế toán có nhiệm vụ Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp quốc tế, kinh doanh quốc tế, khách hàng vệ tinh có nhiệm vụ kinh doanh các dịch vụ Thoại và chuyển vùng quốc tế, dịch vụ Data, dịch vụ vệ tinh tại thị trường nước ngoài.

Phòng Phát triển thị trường có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu thị trường quốc tế, tham mưu, đề xuất, thực hiện công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư; tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, giải pháp, phần mềm… với tập khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế, khách hàng trực tiếp riêng lẻ, đầu cuối. Ngoài ra, phòng Phát triển thị trường còn có bộ phần Văn phòng đại diện nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của phòng và các nhiệm

vụ riêng được giao bởi Lãnh đạo Công ty, Tổng Công ty Vinaphone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH – KẾ TOÁN TỔNG HỢP – NHÂN SỰ HỖ TRỢ KỸ THUẬT – TÍNH CƯỚC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ

KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÁCH HÀNG VỆ TINH

Phòng Hỗ trợ kỹ thuật và tính cước có nhiệm vụ tính cước phát sinh hàng tháng của khách hang, xử lý các sự cố về kỹ thuật dịch vụ, hỗ trợ xử lý các vấn đề về CNTT trong nội bộ Công ty.

Phòng Tổng hợp nhân sự chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động về hành chính nhân sự trong Công ty như: các hoạt động tuyển dụng, đào tạo nội bộ, đánh giá hiệu quả công việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về vấn đề lao động…

2.2. Phân tích hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Công ty

Căn cứ vào Quyết định số 127/QĐ-VNPT-HĐTV-KTTC ngày 23/5/2017 về việc ban hành Quy chế quản trị rủi ro doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Viễn thông Quốc tế với tư cách là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Vinaphone (TCT) thuộc Tập đoàn, do vậy Công ty hiện đang thiết lập hệ thống quản trị rủi ro dựa trên khuôn mẫu hệ thống của Tập đoàn. Các bước Quản trị rủi ro của Công ty cũng được áp dụng tuần tự theo các bước Quản trị rủi ro trong Quy chế Tập đoàn, bao gồm:

Hình 2.1. Các bước Quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam

2.2.1. Thiết lập bối cảnh quản trị rủi ro

Dựa trên Quy chế QTRRDN của Tập đoàn, Công ty đã ban hành văn bản số 523/VNPTI-THNS-KHKT ngày 04/03/2018 về việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của Công ty. Nguyên tắc thực hiện hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp của Công ty được tổ chức theo quy trình thống nhất của Tập đoàn, đồng thời tối ưu hóa việc bố trí nhân sự đảm nhận công việc trong hoạt động QTRRDN của từng cấp những vẫn đảm bảo tính độc lập, khách quan của bộ phận QTRRDN. Công ty đã thực hiện tổ chức bộ máy QTRR theo các hàng phòng vệ số 1 và 2, tương ứng với đơn vị cấp 3 và 2.

Chức năng nhiệm vụ của các cấp trong hoạt động QTRRDN tại Công ty được quy định như sau:

a) Giám đốc Công ty

Chịu trách nhiệm chung về tổ chức thực hiện chính sách và quy trình QTRRDN tại Công ty, đảm bảo tất cả các kế hoạch hành động khi đã được thống nhất đều được triển khai thực hiện và nghiêm túc tuân thủ.

Chỉ định các điều phối viên rủi ro Công ty/Đơn vị (Điều phối viên rủi ro là các nhân sự trong Công ty được giao kiêm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về QTRRDN của Công ty).

Phê duyệt và đánh giá Hồ sơ rủi ro của Công ty.

b) Phó Giám đốc Công ty

Thực hiện chỉ đạo, kiếm tra việc thực hiện các nội dung, quy định, quy trình theo từng mảng công việc dựa trên phân công của Giám đốc Công ty.

c) Phòng kế hoạch kế toán

Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc áp dụng khung QTRRDN của TCT phù hợp với quy mô, hoạt động của Công ty bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: Cơ cấu tổ chức vận hành hệ thống, quy trình, chính sách, biểu mẫu QTRRDN, hệ thống các chỉ số cảnh báo rủi ro.

Đưa ra các khuyến nghị thay đổi cần thiết cho khung QTRR của Công ty dựa trên các thông lệ tốt nhất về QTRR và cập nhật chính sách và quy trình QTRRDN tương ứng.

Hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sở rủi ro doanh nghiệp; giám sát và rà soát rủi ro của doanh nghiệp.

Điều phối rủi ro Công ty, làm đầu mối thu thập hồ sơ rủi ro từ các đơn vị và thực hiện tổng hợp toàn Công ty, từ đó hỗ trợ lập các báo cáo QTRRDN phục vụ mục đích rà soát, kiểm tra của Ban Giám đốc theo định kỳ.

Thực hiện rà soát, xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao làm cơ sở để tin học hóa các quy trình phục vụ công tác quản lý, giảm thiểu rủi ro. Trường hợp chưa có quy trình thì thực hiện xây dựng, trường hợp đã có quy trình nhưng chưa phù hợp với yêu cầu quản lý thì sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và trình Giám đốc ban hành theo thẩm quyền.

2.2.2. Khẩu vị rủi ro

Dựa trên Quyết định số 779/QĐ-VNPT VNP-CL ngày 03/09/2020 của Chủ tịch Tổng Công ty về việc han hành Tuyên bố Khẩu vị rủi ro doanh nghiệp và Thước đo rủi ro doanh nghiệp năm 2020 của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, Công ty Viễn thông Quốc tế là công ty con của Tổng Công ty dịch vụ Viễn thông nên hiện đang sử dụng khẩu vị rủi ro chung của Tổng Công ty Vinaphone.

Phương pháp xác định khẩu vị rủi ro: Tổng Công ty xác đinh khẩu vị rủi ro dựa trên các hướng dẫn tại Sổ tay Quản trị rủi ro của Tập đoàn VNPT. Theo đó khẩu vị rủi ro có thể được thể hiện theo hình thức định tính hoặc định lượng, được xác định theo các tiêu chí tài chính (doanh thu, lợi nhuận, vốn) và phi tài chính (tuân thủ, khách hàng, con người, hoạt động) phù hợp với các khu vực rủi ro tương ứng với các mục tiêu chiến lược VNPT.

Mức độ chấp nhận rủi ro (định lượng) tại các Tập đoàn= Khả năng chấp nhận rủi ro*X%. Trong đó, X% là khả năng chịu đựng rủi ro được xác định thông qua việc khảo sát hoặc phỏng vấn hoặc nghiên cứu các quy định về quản lý hiệu quả hoạt động của chủ sở hữu.

Mức độ chấp nhận rủi ro (định lượng) tại các Đơn vị thuộc Tập đoàn= Mức độ chấp nhận rủi ro của Tập đoàn*Tỷ lệ phân bổ. Trong đó, tỷ lệ phân bổ được xác định thông qua tỷ lệ đóng góp dòng diên hoặc doanh thu hoặc lợi nhuận của Đơn vị vào kết quả chung của Tập đoàn.

Khẩu vị rủi ro /Mức độ chấp nhận rủi ro thường thấp hơn Khả năng chấp nhận rủi ro. Khả năng chấp nhận rủi ro là tổng giá trị rủi ro tối đa mà Tổng Công ty có khả năng chấp nhận được.

Phạm vi chấp nhận rủi ro là mức độ trọng yếu tối đa của từng nhóm rủi ro mà Tổng Công ty sẵn sàng chấp nhận để đạt được chiến lược và mục tiêu SXKD. Mức độ này được xác định sao cho khi cộng tất cả các phạm vi chấp nhận rủi ro vẫn đảm bảo Tổng Công ty hoạt động trong mức chấp nhận rủi ro của mình.

Khẩu vị rủi ro của Vinaphone bao gồm:

- Tài chính

+ Không chấp nhận rủi ro có tác động làm giảm 1% của Lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp theo kế hoạch được giao.

+ Theo đuổi các cơ hội và tham gia các hoạt động kinh doanh mới, thị trường mới có khả năng đóng góp vào giá trị dài hạn của VNPT-I cũng như của Vinaphone, vì vậy chấp nhận mức rủi ro cao hơn thị trường trong nước và hoạt động kinh doanh truyền thống đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ số, dịch vụ CNTT và giá trị gia tăng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong dài hạn

- Chất lượng dịch vụ

+ Mức chấp nhận rủi ro thấp đối với việc giải quyết không kịp thời những khiếu nại của khách hàng và các vấn đề liên quan tới pháp luật

+ Mức chấp nhận rủi ro thấp đối với việc giải quyết không kịp thời những vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ Viễn thông và CNTT

+ Không chấp nhận các rủi ro làm giảm sự trung thành của khách hàng đối với Công ty

- Tuân thủ pháp luật

+ Không chấp nhận các hành vi vi phạm pháp luật. + Không chấp nhận hành động lừa đảo gian lận. - Uy tín và thương hiệu

+ Không chấp nhận những rủi ro có ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của VNPT- I.

+ VNPT-I luôn hoạt động với sự chính trực và không chấp nhận các hành vi lừa đảo, gian lận.

Con người là yếu tố thành công chủ chốt để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh tại VNPT-I và VNPT-I có mức độ chấp nhận rủi ro thấp đối với việc không giữ chân được nhân tài của Công ty.

VNPT-I là công ty con của Vinaphone do vậy những sứ mệnh, tầm nhìn của Công ty thường có hướng tương đồng với Tổng Công ty, do vậy ngoại trừ khẩu vị rủi ro về tài chính, các khẩu vị rủi ro khác của Vinaphone đang được VNPT-I sử dụng để làm khẩu vị rủi roc ho Công ty. Đối với rủi ro tài chính, do sự khác biệt về quy mô nên mức chấp nhận rủi ro về giảm lợi nhuận của Công ty thấp hơn so với Tổng Công ty. Công ty không chấp nhận rủi ro có tác động làm giảm 0.05% của Lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp theo kế hoạch được giao.

2.2.3. Nhận diện rủi ro

Trên thực tế, VNPT-I chưa có cơ chế hay công cụ để nhận diện rủi ro, việc nhận diện rủi ro thường chỉ áp dụng với những rủi ro đã xảy ra và hay lặp lại, hoặc một số rủi ro thường thấy của ngành. Công ty Viễn thông Quốc tế đã nhận diện một số rủi ro lớn thường gặp như sau:

a) Rủi ro chiến lược

Dịch vụ Truyền số liệu (data) là dịch vụ mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty, do vậy việc năng lực cạnh tranh về giá của dịch vụ bị suy giảm do sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là một trong những rủi ro quan trọng của Công ty.

Các đối thủ trong nước cạnh tranh về giá rất mạnh do dịch vụ đang có margin lợi nhuận lớn, thị trường mở cửa doanh nghiệp nước ngoài lắp đặt POP chỉ thuê nội hạt để cung cấp dịch vụ nên chào giá thấp so với giá hiện tại của VNPT-I, khả năng mất thị phần khá cao.

Bên cạnh đó hiện nay, các dịch vụ OTT (Over-the-top-app) đang trở thành xu hướng mới trong ngành viễn thông. OTT phát triển có thể thay thế các dịch vụ truyền thống như thoại và nhắn tin dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu. Bên cạnh đó, các công ty Viễn thông cũng có thể phải đối mặt với sự tụt giảm về thị phần do tụt hậu về công nghệ cũng như không đem lại giá trị trong hệ sinh thái mới. Dịch vụ Thoại và Chuyển vùng Quốc tế của Công ty đang chịu tác động mạnh mẽ từ xu hướng mới này với sự

suy giảm doanh thu hàng năm. Nếu không tìm được giải pháp thích hợp để ứng phó thì doanh thu sẽ tiếp tục suy giảm và khả năng mất thị phần cũng tăng cao.

b) Rủi ro hoạt động

Rủi ro do các hoạt động gian lận cước viễn thông quốc tế

Là một Công ty kinh doanh các dịch vụ Viễn thông quốc tế, VNPT-I thường xuyên phải đối mặt với các hình thức gian lận cước viễn thông. Hình thức các đối tượng sử dụng để trộm cước ngày càng đa dạng, thông qua nhiều loại hình dịch vụ như kênh thuê quốc tế, lắp đặt trạm vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ VSAT, sử dụng máy thuê bao kéo dài, điện thoại di động...Các hành vi gian lận cước viễn thông quốc tế mà VNPT-I phải đối mặt như:

- Các đối tượng thực hiện hành vi gian lận cước viễn thông quốc tế bằng việc dùng thiết bị chuyển tiếp kết nối các cuộc gọi từ nước ngoài với mạng điện

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Công ty Viễn thông quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w