Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đào Quang Khuê - 1906020238 - QTKD26 (Trang 72 - 76)

6. Bố cục của luận văn

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Ngày nay, việc sử dụng Kinh Dịch vào dự đoán ngày càng phổ biến nhưng chủ yếu không có sự học hỏi từ cá nhân để tự ứng dụng cũng chưa có một công trình nghiên cứu từ các hiệp hội khoa học nào chủ yếu tin tưởng vào một số người tự xưng là các nhà Dịch lý, các “thầy” vì thiếu kiến thức về Kinh Dịch dự báo nhưng tin tưởng và thấy được lợi ích từ ứng dụng này. Lợi dụng điều đó rất người tự xưng là nhà Dịch học hay các “thầy” tự xưng, sử dụng Kinh Dịch kèm theo đó là những yếu tố mang tích chất mê tín dị đoan nhằm trục lợi. Nhiều người còn nổi tiếng thông qua việc tự đôn nhau lên thành “thầy” để lừa bịp. Nhiều “thầy” chỉ đơn giản đọc ra một kết quả chung mà không biết sự ứng dụng, sự biến hoá của Kinh Dịch dự báo, trong từng trường hợp cụ thể. Do chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu cũng như công cụ hỗ trợ nên các nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ đại chúng nói chung chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm chứ chưa chú trọng tìm hiểu cũng như có một phương pháp học tập hiệu quả. Vì thế, nhiều nhà quản trị vì nghe “thầy” mà đầu tư sai lầm trong kinh doanh, loại bỏ đi nhưng nhân sự tốt làm đảo lộn kết cấu công ty, doanh nghiệp hay kiến trúc khiến ngôi nhà, cửa hàng của mình xấu đi. Rất nhiều trường hợp còn bỏ tiền để rước họa vào thân.

•Về mặt con người: Việt Nam là đất nước đa dân tộc đa tôn giao và tự do tín ngưỡng tôn giáo ít chịu sự quản lý. Có quá nhiều tôn giáo gây nên tình trạng xung đột giữa các tôn giáo với nhau. Niềm tin về văn hóa giữa các tôn giáo cũng khác nhau, và hình thức chuộc lợi từ văn hóa tâm linh hiện nay rất phổ biến. Nhiều người xấu hoàn toàn dựa vào cuốn sách có năm ngàn năm lịch sử này để chuộc lợi khi mà còn chưa hiểu rõ về nó, nghiên cứu chưa chuyên sâu đã vội đưa ra những lời dự báo thiếu căn cứ thiếu chính xác. Sở dĩ tôi làm bài luận văn này với mục đích giúp các

nhà quản lý có cái nhìn và có sự hiểu biết cơ bản từ đó tự bản thân có thể sử dụng Kinh Dịch dự báo để trợ giúp thêm cho doanh nghiệp của mình.

•Về mặt xã hội: Vì là một cuốn sách đúc kết hàng ngàn năm tinh hoa của con người để đọc và hiểu Kinh Dịch là điều không phải ai cũng có thế hiểu được hết, cần phải có niềm đam mê với bộ môn khoa học huyền học tâm linh này chuyên tâm và nhiều thời gian nghiên cứu mới có thể hiểu rõ huyền cơ của 64 quẻ và 384 Hào trong Kinh Dịch được. Thời kỳ hiện nay vì sự bùng phát tín ngưỡng, tạm gọi là mạt pháp “phú quý sinh lễ nghĩa” mà sản sinh ra nhiều thầy bà vì trục lợi cá nhân nói sai, hù dọa, nói không có cơ sở khoa học để kiếm tiền từ những kẻ mê tín. Các nhà quản lý thiếu hiểu biết về mặt này rất dễ tin và nghe theo, cũng không ít trường hợp đưa doanh nghiệp, nhân viên vào thế khó, thế nguy hiểm.

•Bất kể một hình thức dự báo nào đều có các mặt ưu điểm và hạn chế nhất đinh. Tác giả có đề xuất sử dụng Kinh Dịch dự báo như một công cụ hỗ trợ bên cạnh các phương pháp dự báo hiện đại.

•Ví dụ như trong nghiên cứu tác giả có đề cập tới các phương thức dự báo định lượng.

-Ưu điểm: Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được xem là phương pháp khoa học và hợp lý. Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra. Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu. Phân tích nhanh chóng: Các phần mềm phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu.

-Nhược điểm: Nghiên cứu định lượng không làm rõ được hiện tượng về con người (nghiên cứu hành vi). Yếu tố chủ quan của người khảo sát: Nhà nghiên cứu có thể bỏ lỡ các chi tiết giá trị của cuộc khảo sát nếu quá tập trung vào việc kiểm định các giả thiết đặt ra. Sự khác nhau trong cách hiểu các câu

hỏi: Xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ. Đối với nghiên cứu định lượng, phần lớn các hình thức nghiên cứu người phỏng vấn không có khả năng can thiệp, giải thích hay làm rõ các câu hỏi cho người trả lời. Những sai số do ngữ cảnh có thể ảnh hưởng đến nội dung cuộc khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau. Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phức tạp hơn định tính vì thế sẽ tốn nhiều thời gian hơn để thiết kế quy trình nghiên cứu.Vì cần mẫu lớn để có thể khái quát hoá cho tổng thể nên chi phí để thực hiện một nghiên cứu định lượng thường rất lớn, lớn hơn nhiều so với nghiên cứu định tính.

•Phương pháp dự báo định tính cũng vậy đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm.

-Ưu điểm: Vấn đề được nhìn nhận dưới góc nhìn của người trong cuộc: Việc người nghiên cứu đóng vai trò quan trọng sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mà nghiên cứu định lượng dễ bị bỏ qua. Nghiên cứu định tính giúp làm rõ được các yếu tố về hành vi, thái độ của đối tượng nghiên cứu.Vì nghiên cứu định tính sử dụng các phương pháp nghiên cứu không cấu trúc nên tính linh hoạt rất cao. Giúp phát hiện ra những thông tin hữu ích một cách nhanh chóng.Thời gian tiến hành một dự án nghiên cứu định tính thường ngắn hơn và tốn ít chi phí hơn so với nghiên cứu định lượng.

-Nhược điểm: Hạn chế về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu: Vì những vấn đề liên quan đến chi phí và thời gian nên việc thiết kế một nghiên cứu định tính không thể có mẫu quy mô lớn và kết quả của nghiên cứu định tính mang rất nhiều tính chủ quan.Thời gian cần thiết để thu thập và phân tích dữ liệu cho một lần nghiên cứu định tính khá dài và khó khăn. Thời gian trung bình của một cuộc khảo sát định tính thường kéo dài khoảng 30’, điều này có thể khiến cho đáp viên cảm thấy không thoải mái và chán nản. Thường người

nghiên cứu phải nắm rõ về lĩnh vực nghiên cứu cũng như các kỹ thuật đào sâu, phân tích để thu được những thông tin chính xác, có giá trị nhất và không làm cho người khảo sát cảm thấy khó chịu.Vì mang tính chủ quan nên việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu lên tổng thể bị hạn chế. Tình minh bạch của nghiên cứu định tính thấp hơn nghiên cứu định lượng ví dụ đối với một số vấn đề nhạy cảm, nhà nghiên cứu sẽ giữ kín danh tính của người trả lời.

•Để từ đó nhận thấy rằng việc sử dụng Kinh Dịch dự báo như một công cụ bổ trợ lấp đi những nhược điểm của các công cụ phương pháp hỗ trợ hiện đại từ đó giúp các nhà quản trị có thể dự báo chính xác hơn.

Từ những phân tích trên sang chương 3, tác giả có đề cập một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng Kinh Dịch dự báo kinh doanh như một phương pháp hữu hiệu .

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KINH DỊCH DỰ BÁO TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Đào Quang Khuê - 1906020238 - QTKD26 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w