Xây dựng các hiệp hội nghiên cứu Kinh Dịch chính quy và chuyên sâu, một

Một phần của tài liệu Đào Quang Khuê - 1906020238 - QTKD26 (Trang 80 - 82)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Xây dựng các hiệp hội nghiên cứu Kinh Dịch chính quy và chuyên sâu, một

một cộng đồng về Kinh Dịch dự báo.

Giờ đây, chúng ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với yêu cầu mở rộng hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế thì điều cơ bản là phải tiếp thu được những tinh hoa của nhân loại nhưng không xa rời bản sắc dân tộc. Vì vậy, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã nêu rõ: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Để thực hiện đường lối đúng đắn trên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Kinh dịch được thành lập với mục đích là vun xới sự hài hoà giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên thông qua sự bảo tồn, phổ biến, nghiên cứu và ứng dụng những tinh hoa của nền khoa học cổ phương Đông trong cuộc sống hiện tại. Việc thành lập các trung tập nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch chuyên sâu rất quan trọng bởi lẽ hiện nay có rất nhiều người quan tâm có nhu cầu học hỏi nhưng không biết nên học ở đâu, học như nào. Theo các “thầy” bên ngoài học một cách không chính thống, chuyên sâu thậm chí sai lệch đi tính khoa học của Kinh Dịch mà thay vào đó là yếu tố mê tín dị đoan điều này là việc hết sức nghiêm trọng

Dưới ánh sáng của khoa học ngày nay, Kinh dịch cùng với những môn học ứng dụng tinh hoa của nó sẽ ngày càng chứng tỏ sức sáng tạo thần kỳ của người

phương Đông nói chung và của cha ông ta nói riêng. Từ lâu, Kinh dịch đã có ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giờ đây, một số môn khoa học hiện đại như: tin học, vật lý lượng tử, thậm chí cả trong chiến lược giáo dục, trong khoa học quản lí con người… đều có thể tìm thấy những minh chứng cho sự ảnh hưởng ấy.

Hơn bao giờ hết, việc xây dựng các hiệp hội khoa học Kinh dịch cần được quan tâm, đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong xu thế hội nhập.

Thực tế cho thấy rằng số lượng người quan tâm về Kinh Dịch dự báo ở nước ta rất đông. Chúng ta thiếu một hiệp hội chính quy, thiếu nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng, và thiếu phương pháp giảng dạy truyền đạt mà lợi ích mang lại quá lớn. Chính thiếu những điều đó mà Kinh Dịch ứng dụng đang bị biến tướng đi thành một hình thức mê tín dị đoan lừa đảo gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ ngày nay luôn thích tìm tòi những thứ mới mẻ những thứ mà họ chưa từng tiếp xúc nhưng nghe tên rất nhiều, các khái niệm như Âm – Dương, Ngũ hành, Phong Thủy… hầu hết ai cũng biết nhưng để thật sự ứng dụng được nó thì còn quá ít. Chính vì lẽ đó việc xây dụng một hiệp hội, một công đồng để học tập, nghiên cứu và giảng dạy là điều hết sức cần thiết. Như ở Trung Quốc cách đây 15 năm, Hội nghiên cứu và phát triển Chu dịch đã được thành lập dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học phương Đông là Thiệu Vĩ Hoa. Hay ở nhiều nước như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản các hiệp hội, các nhà khoa học có rất nhiều công trình khoa học liên quan tới Kinh Dịch dự báo cực kỳ phát triển thu hút được rất nhiều người tham gia. Ở Việt Nam, tác giả thiết nghĩ cũng nên thành lập một hiệp hội, một cộng đồng vì nhưng đã phân tích ở trên ứng dụng của Kinh Dịch là rất lớn về nhiều mặt. Thậm chí Nguyễn Hiến Lê còn cho rằng Kinh Dịch là Đạo của người quân tử, là kim chỉ nam về đạo đức của con người hướng con người tới sự tốt đẹp, sống đúng với luân thường đạo lý. Việc này sẽ làm cho một xã hội ngày càng phát triển và văn minh ở đó những người học tập Kinh Dịch đều là những người quân tử có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu Đào Quang Khuê - 1906020238 - QTKD26 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w