Băng nhóm lưu hoàng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 6 doc (Trang 32 - 39)

Clarin: Malas pastillas gasta; ….hase untado Con ungỹento de azufre

(Calderon)1*

"Nhân vật tròn trĩnh"2*, như luật sư Héc-man gọi một cách tế

nhị trước toà án địa phương ở Au-xbuốc vị khách hàng béo tròn của mình, Phô-gtơ thế tập ở Ni-hin-buốc336, – "nhân vật tròn trĩnh", bắt đầu "câu chuyện lịch sử đồ sộ" của mình như sau:

"Trong giới lưu vong năm 1849, cái tên gọi băng nhóm lưu hoàng, hoặc danh hiệu không kém phần đặc trưng là đám thợ làm bàn chải, buộc dùng để gọi một nhóm nổi tiếng gồm những nhân vật ban đầu sống rải rác ở Thuỵ Sĩ, Pháp và Anh, rồi tụ tập dần dần ở Luân Đôn và ở đây họ đã tôn ngài Mác lên làm thủ lĩnh xuất

sắc của

_____________________________________________________________ 1* - Cla-rin: Nó nói tầm bậy;

…nó bôi sáp lưu hoàng.

(Can-đê-rôn: "Nhà ảo thuật thần kỳ", màn hai).

2* Chơi chữ: abgerundete Natur" có nghĩa là "nhân vật tròn trĩnh" (theo nghĩa thể chất của danh từ) và "nhân vật đã trưởng thành" (theo nghĩa trưởng thành về tinh thần). Luật sư Héc-man dùng chữ này theo nghĩa thứ hai.

mình. Nguyên tắc chính trị của những người anh em ấy là chuyên chính vô sản v.v.." (Các Phô-gtơ. "Vụ tôi kiện "Allgemeine Zeitung". Giơ-ne-vơ, tháng Chạp 1859, tr. 136).

"Tác phẩm chính"337 – trong đó có tin tức quan trọng ấy – ra mắt tháng Chạp 1859. Nhưng tám tháng trước đó, vào tháng Năm 1859, "nhân vật tròn trĩnh" đã đăng trên tờ "Handels - Courier" ở Bi-lơ một bài338 phải được xem như bản thảo của "câu chuyện lịch sử" dài hơi hơn. Chúng ta hãy nghe nguyên tác ban đầu:

"Từ lúc chuyển biến trong tiến trình cách mạng năm 1849" "Người rao hàng" ở Bi-lơ viết "ở Luân Đôn tập họp dần dần một đám người lưu vong mà các thành viên đã nổi tiếng đương (!) thời trong giới lưu vong Thuỵ Sĩ dưới cái tên gọi đám thợ làm bàn chải hoặc băng nhóm lưu hoàng. Thủ lĩnh của họ là Mác, nguyên là chủ biên tờ "Rheinische Zeitung" ở Khuên, khẩu hiệu của họ là chế độ cộng hoà xã hội, chuyên chính của công nhân, công việc của họ là tổ chức các hội và các vụ âm mưu". (Đăng lại trong "Tác phẩm chính". Phần ba, Văn kiện, số 7, tr. 31, 32.)

Băng nhóm lưu vong nổi tiếng "trong giới lưu vong Thuỵ Sĩ" dưới cái tên gọi băng đảng lưu hoàng tám tháng sau đó, trước công chúng đông đảo hơn, đã biến thành đám đông "cư trú rải rác ở Thuỵ Sĩ, Pháp, và Anh", đám đông này đã nổi tiếng "trong giới lưu vong" nói chung dưới cái tên gọi băng nhóm lưu hoàng. Đó là câu chuyện cũ về những chiếc áo gai màu cỏ xanh mà tiền bối của Các Phô-gtơ, ngài Giôn Phan-xtáp1* bất tử, kể một cách thích thú, cái chất của vị này không hề giảm sút trong hiện thân xác thịt mới của ông ta. Qua nguyên bản đầu tiên của "Người rao hàng" có thể thấy rằng băng nhóm lưu hoàng cũng như đám thợ làm bàn _____________________________________________________________ 1* Xem Sếch-xpia. "Vua Hen-ri IV". Phần I, hồi II, cảnh 4 (kể lại câu chuyện hư cấu cuộc chiến đấu của mình với bọn côn đồ. Phan-xtáp mỗi lần nhắc tới chúng đều thổi phồng số lượng của chúng và say sưa với câu chuyện bịa đặt của mình, đã mô tả chúng khi thì mặc áo choàng kẻ sọc, khi thì mặc áo dệt bằng gai).

chải đều là thổ sản của Thuỵ Sĩ. Chúng ta hãy tìm hiểu lịch sử tự

nhiên của chúng.

Qua bạn bè được biết rằng trong những năm 1849-1850 ở Giơ- ne-vơ quả thực có phát triển phồn thịnh một hội lưu vong lấy tên là băng nhóm lưu hoàng, rằng một nhà buôn nổi tiếng ở khu Xi-ti thuộc Luân Đôn, ông X. L. Boóc-hai-mơ, có thể cung cấp những

tin tức chính xác hơn về sự phát sinh, phát triển và tan rã của hội thiên tài này, tháng Hai 1860 tôi đã gửi thư cho ông ấy, mà hồi ấy tôi không quen biết, và sau cuộc gặp mặt, tôi quả thực nhận được của ông bản tài liệu dưới đây mà tôi đăng lại y nguyên:

"Luân Đôn, ngày 12 tháng Hai 1860 số 18, Hội liên hiệp Grốp, đường

Uôn-xu-oóc.

Thưa Ngài!

Mặc dầu ba ngày trước đây chúng ta còn chưa quen biết nhau tuy rằng sống chín năm trời ở cùng một nước và phần lớn là trong cùng một thành phố Ngài hoàn toàn đúng khi nghĩ rằng tôi sẽ không từ chối Ngài, với tư cách bạn lưu vong trong việc cung cấp những điều giải thích mà Ngài mong nhận được.

Vậy, xin nói về băng nhóm lưu hoàng.

Năm 1849, chẳng bao lâu sau khi chúng tôi, những người khởi nghĩa rời Ba-đen, thì một số thanh niên đã có mặt ở Giơ-ne-vơ, một số bị nhà cầm quyền Thuỵ Sĩ giải tới đó, một số khác thì do tự do lựa chọn. Tất cả họ học sinh đại học, binh sĩ hoặc nhà buôn, đều là bạn bè ngay khi còn ở Đức trước năm 1848 hoặc biết nhau trong thời kỳ cách mạng.

Tâm trạng của những người lưu vong hoàn toàn buồn phiền. Cái gọi là những lãnh tụ chính trị thì đùn đẩy nhau trách nhiệm về sự thất bại. Những nhà lãnh đạo quân sự thì phê phán lẫn nhau về tấn công trong phòng ngự, về vận động bên sườn và về rút lui trong tấn công. Những người lưu vong mắng nhiếc nhau là bọn cộng hoà tư sản, bọn xã hội chủ nghĩa và bọn cộng sản. Người ta rải những tờ truyền đơn

không hề góp phần vào sự bình tâm. chỗ nào cũng cảm thấy có gián điệp, và thêm vào tất cả những cái đó là đa số đều quần áo rách rưới và trên mặt nhiều người in dấu vết của cái đói. Trong hoàn cảnh bi thảm đó, những thanh niên nói trên họp thành một nhóm thân mật. Đó là: Ê-đu-a Rô-den-blum, người gốc Đức, sinh ra ở Ô-đét-xa, anh học y ở Lai-pxích, Béc-lin và Pa-ri;

Mác-cơ Côn-hai-mơ ở Phrau-stát, nhân viên thương nghiệp, thời kỳ đầu cách mạng đã làm lính tình nguyện một năm trong đơn vị pháo vệ binh.

Coóc-nơ, nhà hoá học và nhà bào chế thuốc ở Béc-lin.

Bếch-cơ, kỹ sư tỉnh Ranh, và bản thân tôi, năm 1844 đã tốt nghiệp trường trung học Véc-đơ ở Béc-lin, sau đó học ở Đại học Brê-xtáp, Grây-phơ-xvan-đơ và Béc-lin; thời kỳ đầu Cách mạng 1848 là pháo thủ ở thành phố quê hương (Glô-gây).

Tôi nghĩ rằng không ai trong chúng tôi trên 24 tuổi. Chúng tôi sống gần nhau và có một thời gian thậm chí sống trong cùng một ngôi nhà ở phố Gran Prê. Nhiệm vụ chính của chúng tôi ở cái nước nhỏ bé có rất ít khả năng kiếm được việc làm này là không sa vào cảnh buồn phiền và mất tinh thần do ảnh hưởng của sự nghèo nàn phổ biến của người lưu vong và không rơi vào tâm trạng mất cảnh giác chính trị. Khí hậu, thiên nhiên thật tuyệt vời, - chúng tôi không phủ nhận quá khứ của Bran-đen-buốc, của chúng tôi và thấy rằng die Jegand jottvoll1*. Cái mà một người trong chúng tôi có là thuộc về tất cả chúng tôi, và nếu không ai có gì cả thì chúng tôi tìm những chủ hiệu ăn tốt bụng hoặc những người tốt bụng khác vui lòng cung cấp cho chúng tôi cái gì đó để ăn chịu mà bộ mặt trẻ trung lạc quan của chúng tôi là vật bảo đảm. Có lẽ tất cả chúng tôi đều có cái vẻ thành thực và gàn dở! Cần nhắc lại với lòng biết ơn Béc-ten, chủ hiệu cà phê "Châu Âu", mà theo nghĩa đen của danh từ, thì ông này đã không ngừng "cho vay" không những đối với chúng tôi mà cả đối với nhiều người lưu vong Đức và Pháp khác. Năm 1856, sau sáu năm vắng mặt, từ Crưm trở về, tôi đến thăm Giơ-ne-vơ cốt để trả món nợ của tôi với lòng biết ơn của "kẻ lang thang" lương thiện, Béc-ten tốt bụng, béo phị lấy làm ngạc nhiên và quả quyết với tôi rằng tôi là người đầu tiên đã đem lại cho ông sự hài lòng đó, tuy nhiên ông không mảy may hối tiếc rằng ông còn từ 10 đến 20 ngàn phrăng ở trong tay những người lưu vong mà từ lâu đã bị đày đi khắp nơi trên trái đất. Không nghĩ gì đến nợ nần, ông đặc biệt sốt sắng

_____________________________________________________________ 1* - nơi đây là thiên đường (phương ngữ Béc-lin)

hỏi thăm những người bạn thân của tôi. Tiếc rằng tôi chỉ có thể kể với ông rất ít.

Sau sự lạc đề đó, tôi xin trở lại năm 1849.

Chúng tôi hân hoan cạn chén và ca hát. Tôi còn nhớ đến dự tiệc của chúng tôi có những người lưu vong thuộc đủ màu sắc chính trị, trong đó có người Pháp và người I-ta-li-a. Những tối vui trôi qua trong dulciubilo2* ấy, tất cả mọi người đều cảm thấy giống như những ốc đảo trong cuộc sống lưu vong, đương nhiên, buồn bã như sa mạc. Những người bạn lúc đó đã trở thành hoặc sau này trở thành nghị sĩ của Đại hội đồng Giơ-ne-vơ có khi cũng tham gia tiệc rượu của chúng tôi để nghỉ ngơi.

Líp-nếch hiện đang ở đây và trong chín năm tôi chỉ ngẫu nhiên gặp ở ngoài phố có 3 hoặc 4 lần, cũng thường có mặt trong nhóm chúng tôi. Sinh viên, bác sĩ, bạn học cũ ở trường trung học và đại học trong những chuyến du lịch vào kỳ nghỉ thường uống rượu với chúng tôi, cạn nhiều cốc bia và nhiều chai rượu nho Ma-côn ngon và rẻ. Có khi suốt ngày, thậm chí suốt tuần, chúng tôi bơi trên hồ Giơ-ne-vơ mà không lên bờ, hát những bài tình ca với chiếc ghi-ta trong tay, "tán tỉnh" trước những chiếc cửa sổ của các biệt thự phía Xa-voa hoặc phía Thuỵ Sĩ.

Phải thừa nhận rằng máu thanh niên ở chúng tôi có khi bộc lộ qua những hành động không được phép. Trong những trường hợp đó, An-be Ga-le đáng yêu và hiện đã quá cố, địch thủ chính trị có tiếng tăm của Pha-đi, một công dân Giơ-ne-vơ, đã mắng chúng tôi với giọng thân ái nhất. "Các anh là những chàng trai gàn dở, ông nói song phải thừa nhận rằng nếu như các anh còn giữ được sự yêu đời như vậy trong cuộc sống lưu vong buồn tẻ của các anh thì có nghĩa là các anh không suy yếu về thể xác và không sa sút về tinh thần, mà muốn thế cần có khả năng co dãn khá lớn". Con người tốt bụng đó khó có thể quở trách chúng tôi nghiêm khắc hơn. Bấy giờ ông là nghị sĩ Đại hội đồng của bang Giơ-ne-vơ.

Theo tôi biết, cuộc quyết đấu chỉ xảy ra có một lần bằng súng ngắn giữa tôi và ngài R n. Song lý do hoàn toàn không mang tính chất chính trị Người giúp sức tôi là một pháo thủ Giơ-ne-vơ chỉ biết nói tiếng Pháp, còn trọng tài là chàng thanh niên Ô-xca Ga-le, em trai của nghị sĩ Đại hội đồng, tiếc rằng anh ta đã chết sớm do bệnh thương hàn ở Muyn-sen, nơi anh ta theo học đại học. Lẽ ra còn có

_____________________________________________________________ 2* - sự vui vẻ đầm ấm.

một cuộc quyết đấu khác cũng không có tính chất chính trị giữa Rô-den- blum và một người lưu vong Ba-đen, trung uý Phôn Ph g mà chẳng bao lâu sau đó đã trở về Tổ quốc vĩ đại để lại tham gia quân đội Ba-đen mới được khôi phục. Cuộc tranh chấp đã được giải quyết vào sáng sớm ngày phải xảy ra cuộc quyết đấu trước khi họ bước vào hành động, nhờ sự hoà giải của ông Ăng-ghen hình như đó chính là ông nghe dấu hiệu ở Man-se-xtơ và từ đó tôi không gặp nữa. Ông Ăng-ghen bấy giờ đi qua Giơ-ne-vơ và trong sự giao thiệp vui vẻ với ông, chúng tôi đã uống nhiều bình rượu nho. Nếu trí nhớ của tôi còn thì cuộc gặp gỡ với ông đặc biệt vui thích đối với chúng tôi, bởi vì chúng tôi có thể chi phối cái túi tiền của ông.

Chúng tôi không phụ hoạ với lãnh tụ của cái gọi là đảng Cộng hoà "xanh" cũng như "đỏ", cũng không phụ hoạ với lãnh tụ của cái gọi là đảng xã hội chủ nghĩa cũng như cộng sản chủ nghĩa. Chúng tôi tự ý phán đoán một cách tự do và độc lập. Tôi không nói rằng bao giờ cũng đúng về những mánh lới chính trị của các nhân vật nhiếp chính đế quốc, của các nghị sĩ Nghị viện Phran-phuốc và của những quán bàn xuông khác, của những viên tướng và viên cai cách mạng hoặc của Đạt-lai Lạt-ma của chủ nghĩa cộng sản, và thậm chí nhằm mục đích đó cũng như để tiêu khiển, chúng tôi xuất bản một tuần báo, lấy tên là:

"Rummeltipuff"

Cơ quan ngôn luận của đám gàn dở [Lausbubokratio]1).

Tờ báo này chỉ ra được hai số. Sau này, khi tôi bị bắt ở Pháp, để trục xuất tôi đến đây, cảnh sát Pháp đã tịch thu tất cả các giấy tờ và nhật ký của tôi nên hiện nay tôi không còn nhớ chính xác tờ báo đình bản là do thiếu tiền hay là do bị nhà cầm quyền cấm.

"Bọn phi-li-xtanh" trong đó có những phần tử gọi là cộng hoà tư sản, cũng có những người thuộc hàng ngũ những công nhân gọi là cộng sản đặt cho chúng tôi cái biệt hiệu băng nhóm lưu hoàng. Hình như có khi chúng tôi cũng tự xưng như thế. Dù sao, đối với đoàn thể chúng tôi biệt hiệu ấy được sử dụng hoàn toàn theo ý

_____________________________________________________________ 1) "Nếu tôi không nhớ nhầm thì cái biệt hiệu ấy được tặng cho tất cả các đảng tự do trong một nghị viện nhỏ của Đức hoặc trong Nghị viện Phran- phuốc. – Chúng tôi muốn làm cho nó tồn tại vĩnh viễn" (Boóc-hai-mơ).

nghĩa tốt đẹp của danh từ tiếng Đức ấy. Tôi gặp gỡ thân ái với những đồng chí cùng cảnh bị trục xuất, với bạn bè của ông Phô-xtơ và với những người lưu vong khác đã từng và chắc vẫn còn là bạn của Ngài. Nhưng may thay, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai bình luận một cách khinh bỉ về những thành viên của băng nhóm lưu hoàng tôi nhắc tới, về mặt chính trị cũng như về mặt sinh hoạt cá nhân.

Đấy là băng nhóm lưu hoàng duy nhất mà tôi biết. Nó tồn tại ở Giơ-ne-vơ trong những năm 1849 - 1850. Giữa năm 1850 số thành viên ít ỏi của đoàn thể nguy hiểm đó, trừ Coóc-mơ đều phải rời Thuỵ Sĩ, vì họ thuộc vào loại người lưu vong bị trục xuất. Thế là băng nhóm lưu hoàng của chúng tôi chấm dứt sự tồn tại. Liệu có những băng nhóm lưu hoàng khác ở nơi khác không, ở chỗ nào và mục đích chúng đặt ra là gì, thì tôi hoàn toàn không biết.

Coóc-mơ hình như ở lại Thuỵ Sĩ và lập nghiệp ở đó với tư cách nhà bào chế thuốc. Côn-hai-mơRô-den-blum ra đi trước trận đánh ở It-stét đến Hôn-stai-nơ. Có lẽ cả hai đều tham gia trận chiến đấu đó. Về sau, vào năm 1851 họ sang Mỹ. Cuối năm ấy Rô-den-blum trở về Anh và năm 1852 sống ở Ô-xtơ-rây-li-a, từ năm 1855 tôi không nhận được tin tức gì về anh từ nơi ấy. Nghe nói, Côn-hai-mơ còn làm biên tập viên cho "New-Yorker Humorist" một thời gian nữa. Bấy giờ, tức năm 1850, Bếch-cơ cũng sang Mỹ. Anh hiện ra sao, về điều này, tiếc rằng, tôi không thể nói chính xác được.

Bản thân tôi trải qua mùa đông năm 1850-1851 ở Pa-ri và Xtơ-ra-xbua. Tháng Hai 1851, như đã nhắc tới ở trên, tôi bị cảnh sát Pháp dùng bạo lực trục xuất sang Anh,

và trong ba tháng trời tôi bị giam qua 25 nhà tù và đại bộ phận thời gian đi đường tôi bị cùm bằng những chiếc gông nặng nề. Trong năm đầu cư trú ở Anh tôi dành thời gian cho việc học tiếng Anh, chăm lo việc buôn bán, không lúc nào ngơi quan tâm đến các sự kiện chính trị ở Tổ quốc, nhưng bao giờ cũng đứng ngoài mọi mưu

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 6 doc (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)