Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng của hoạt động tài trợ thương mạ

Một phần của tài liệu CAO THỊ THANH HUYỀN-1906030234-TCNH26A (Trang 47 - 54)

12. Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mạ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng của hoạt động tài trợ thương mạ

mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

a) Chính sách của Nhà nước

Hoạt động TTTM sẽ chịu ảnh hưởng bởi cơ chế chính sách đường lối phát triển kinh tế nhà nước cụ thể như: Chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động TTTM của NHTM. Một cơ chế tỷ giá

ổn định sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, sự tin tưởng an tâm cho doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Nếu cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển thì các doanh nghiệp sẽ tích cực tham gia mua bán, sự khuyến khích của nhà nước trong hoạt động xúc tiến thương mại, triễn lãm thương mại, hội chợ, hội thảo quốc tế,… tạo điều kiện doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu và mở rộng thị trường mới, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra với thế giới. Nếu nhà nước áp đặt một hàng rào thế quan, sẽ dẫn đến hạn chế nhu cầu vay vốn trong việc nhập hàng hóa. Vì thế, nhà nước cần tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hải quan, ban hành biểu thuế XNK phù hợp nhằm khuyến khích xuất khẩu, ổn định tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp .

b) Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngồi nước

Một môi trường kinh tế ổn định, hoạt động an ninh chính trị giữ vững vàng nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp thanh toán xuất khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Một đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động tín dụng cũng như hoạt động TTTM của ngân hàng bị thu hẹp, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 dẫn đến hàng loạt ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, tiếp theo đó là ở Châu Âu, khu vực đồng tiền chung Euro, mở ra cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài dẫn đến hàng loạt, các ngân hàng bị phá sản do không thu lại được các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng giảm. Hay gần đây nhất là ảnh hưởng khơng tưởng của dịch bệnh Covid-19 làm đình trệ cả nền kinh tế thế giới, các biện pháp hạn chế làm việc, phong tỏa vùng dịch và các rủi ro cao khác làm việc mua bán quốc tế cũng giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến sự suy giảm trong việc sử dụng các sản phẩm TTTM. Tình hình chính trị хã hội chiến trаnh cũng như thiên tаi, dịch họа cũng là một trоng những nguуên nhân gâу rа rủi rо bất khả kháng đối với các khоản tài trợ củа Ngân hàng.

chống rửa tiền là thuộc về NHNN. Nếu nhà nước luôn chú trọng, tăng cường đẩy mạnh hoạt động quản lý ngoại hối đối với các giao dịch chuyển tiền đi nước ngồi, thì sẽ ln đảm bảo sự an tâm về nguồn tiền thanh toán của các doanh nghiệp mà khơng bị tra sốt, tạm giữ hoặc thậm chí bị mất từ phía đối tác nước ngồi do vi phạm quy định về phịng chống rửa tiền quốc tế.

c) Mơi trường pháp lý

Để tạo khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động thương mại quốc tế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, khung pháp lý của mỗi nước địi hỏi phải được bổ sung, đổi mới và hồn thiện theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Do hoạt động TTTMQT phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia và luật quốc tế, nên các văn bản pháp lý phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập, tạo ra khung pháp lý đạt chuẩn quốc tế cho hoạt động TTTMQT, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động TTTMXK được thực hiện và kiểm sốt an tồn, hiệu quả, phù hợp theo thơng lệ quốc tế, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, ngân hàng và quốc gia.

d) Phương thức thanh toán quốc tế

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh tốn có lợi cho mình. Thơng thường, tùy vào mối quan hệ cũng như sản phẩm thanh toán mà ngân hàng tài trợ khác nhau, đối với những KH mới, giao dịch lần đầu cùng với thị trường nhạy cảm, việc tài trợ phương thức điện chuyển tiền ít hơn so với thư tín dụng, vì rủi ro sẽ cao hơn và khả năng mất vốn đối với điện chuyển tiền trả trước rất có thể xảy ra, vì vậy việc đảm phán đưa ra phương thức thanh tốn là một trong những nhân tố góp phần khơng nhỏ trong việc mở rộng hoạt động TTTM và đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới bước vào thị trường kinh doanh quốc tế.

e) Khách hàng

hàng thực sự am hiểu và có trình độ nhất định, ngân hàng cần hiểu rõ về thị trường cấm vận, rủi ro cũng như các thơng lệ quốc tế đang áp dụng để từ đó tư vấn hướng dẫn KH áp dụng phương thức thanh toán, cũng như đưa ra quyết định tài trợ hợp lí, khách hàng cần phải hiểu rõ sản phẩm để có thể kí kết hợp đồng, tránh được những điều khoản bất lợi trong qua trình đàm phán thương mại. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ chuyên mộn, hành vi đạo đức của khách hàng đều ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTTMXK. Đối với ngân hàng khi có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà khơng có khả năng thanh tốn do khơng có khả năng thu hồi vốn, bị hủy hợp đồng hoặc cố ý trì hỗn khơng thanh tốn thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản của mình ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nói riêng. Vì vậy, với thái độ ý thức thanh tốn, sự am hiểu sâu về chuyên môn của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy mở rộng trong hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng.

f) Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố nhất định phải có để tạo ra bước nhảy vọt đối với sự phát triển của xã hội. Các NHTM ngày càng nhiều và họ luôn không ngừng học hỏi nhau, nắm bắt tâm lí của khách hàng và đưa ra các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu. Mỗi một ngân hàng phải xác định được thế mạnh và hạn chế của đối thủ cạnh tranh để từ đó phân tích đưa chiến lược phù hợp cho mình, nắm bắt được điểm hạn chế để tử đó tạo thành thế mạnh của mình, đưa ra các sản phầm tài trợ thương mại mà các ngân hàng chưa có được, khơng ngừng tạo ra các sản phẩm chuyên biệt để tạo cơ hội cho KH có điều kiện tham gia thương mại quốc tế, để từ đó ngân hàng sẽ ngày càng thu hút khách hàng mới và tạo nguồn khách hàng tiềm năng vững chắc.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

a) Năng lực, khả năng cho vay của ngân hàng

Theo Hà Thị Thu Phương (2018), khi các ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, đáp ứng được nhu cầu

vay vốn từ phía khách hàng để từ đó nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng vững chắc, yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nhiếu yếu tố như vốn pháp định, quỹ dự trữ, khả năng huy động động vốn từ bên ngoài. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài trợ vốn để xuất khẩu hàng hóa thì các ngân hàng ln phải đối mặt với cạnh tranh và địi hỏi phải có chính sách huy động vốn hiệu quả và đặc biệt là cần phải đủ nguồn ngoại tệ để đáp ứng phục vụ cho phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp.Vì thế, các NHTM ln phải đảm bảo năng lực, khả năng cho vay để luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH là điều đang được quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng hiện nay.

b) Uy tín tín dụng, thương hiệu của ngân hàng

Hiện nay, hàng loạt các sản phẩm tương tự nhau được đưa ra từ các ngân hàng thương mại, sự lựa chọn đa dạng của KH sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó uy tín cũng sẽ là trở thành các tiêu chí so sánh trong việc lựa chọn đối tượng hợp tác từ phía khách hàng. Theo Mỹ Hà (2018), một ngân hàng có uy tín lớn sẽ là ngân hàng tạo niềm tin từ các doanh nghiệp, là một thế mạnh vững chắc cho các ngân hàng mở rộng các hoạt động như huy động vốn, cho vay và trong đó có hoạt động tài trợ thương mại. Sự uy tín được đánh giá dựa trên năng lực tài chính, uy tín truyền thơng và sự hài lịng của khách hàng với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Sự uy tín đã chiếm được trái tim của khách hàng, thương hiệu có được là nhờ chữ tín và cũng chính chữ tín làm nên thương hiệu. Trong hoạt động tài trợ thương mại, thì uy tín và thương hiệu của ngân hàng đóng vai trị cực kì quan trọng, khơng chỉ tính trong phạm vi quốc gia, mà nó cịn được các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế xem xét và phân loại để yêu cầu đối tác của mình phải lựa chọn ngân hàng giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Dưới sự chọn lựa của các đối tác nước ngồi, sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng hoạt động TTTMXK cũng như các mảng hoạt động khác tại ngân hàng.

c) Mạng lưới, hệ thống các ngân hàng đại lý

tiến hành, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, trong đó các NHTM Việt Nam cũng tích cực phát triển số lượng ngân hàng đại lý nhằm tăng cường sự hiện diện tại nước ngồi để có thể năng cao chất lượng phục vụ cho các khách hàng trong nước và ngoài nước. Việc mở rộng ngân hàng đại lý là điều rất cần thiết, tất cả các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ TTTMXK đều cần có ngân hàng đại lý ở nước ngồi và có sự thỏa thuận giữa họ với nhau trong thương mại mang tính chất hai chiều, trong đó ngân hàng này mở tài khoản và duy trì số dư ở ngân hàng kia (Thanh Hằng, 2018). Thiết lập mối quan hệ đại lý tốt sẽ giúp các ngân hàng mở rộng hoạt động TTTMXK, giảm thiểu chi phí hoa hồng, thời gian xử lí giao dịch. Vì vậy, khách hàng khi giao dịch với ngân hàng có quan hệ đại lý rộng với nước ngồi họ sẽ nhận được quyền lợi và ưu đãi. Khi các ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau, nghiệp vụ ngân hàng đại lý sẽ đơn giản hóa rất nhiều so với các dịch vụ mà các ngân hàng khác khơng có quan hệ đại lý và cũng là nơi đáng tin cậy để giao dịch, thăm dị thơng tin, hỗ trợ qua lại. Vì vậy, ngân hàng đại lý là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại, trong việc thu hút khách hàng cũng như tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua việc mua bán xuất khẩu hàng hóa, đáng tin cậy hơn khi giao dịch được thực hiện thông qua các ngân hàng đã có quan hệ đại lý với nhau.

d) Hệ thống cơng nghệ thông tin

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay buộc phải hội tụ nhiều cơng nghệ, trong đó cốt lõi là cơng nghệ thơng tin, hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng tại ngân hàng cần phải được liên kết chặt chẽ, linh hoạt, luôn đáp ứng nhu cầu một nhanh chóng từ phía khách hàng. Hệ thống cơng nghệ thơng tin không chỉ phục vụ cho cơng việc của ngân hàng mà cịn là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu. Một giao dịch được xử lí nhanh chóng, khơng bị tắc nghẽn sẽ là một cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong đó có hoạt động TTTMXK.

Ngày nay, hầu hết các ngân hàng đều chú trọng phát triển nền tảng công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại nhằm cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng,

kịp thời và chính xác cho hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý của ngân hàng. Đối với việc mở rộng hoạt động TTTMXK, sự phát triển của hạ tầng công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu giúp cho ngân hàng thu thập, tổng hợp các thông tin một cách nhanh chóng. Đó là các thơng tin như: lịch sử giao dịch giữa người mua và người bán, uy tín trong thanh tốn của người mua căn cứ trên các dữ liệu giao dịch lịch sử, uy tín trong quan hệ tín dụng của nhà xuất khẩu đối với ngân hàng chiết khấu, tình hình thanh tốn các khoản nợ chiết khấu của nhà xuất khẩu, lịch sử giao dịch với các thị trường hoặc các loại hàng hóa cụ thể, báo cáo về các khoản nợ chiết khấu đến hạn thu nợ…. Những thơng tin này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là cơng cụ đắc lực giúp cho giao dịch TTTMXK của ngân hàng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Công nghệ được áp dụng đúng cách và hợp lý sẽ làm thay đổi cả hệ thống của ngân hàng và tạo ra những biến đổi tích cực trên mọi lĩnh vực. Chất lượng sản phẩm cũng như việc mở rộng hoạt động TTTMXK sẽ được nâng lên từ chính hiệu quả của cơng nghệ áp dụng trực tiếp trong TTTM và từ những tác động tích cực từ sự thay đổi của tồn ngân hàng.

e) Trình độ cán bộ nhân viên của NHTM

Trоng mọi hоạt động ngân hàng, cán bộ nhân viên đóng vаi trị trung tâm tiếр nhận và хử lý các thông tin, nghiệр vụ, đảm bảо các giао dịch được thực hiện chính хác và thơng suốt. Trình độ và kinh nghiệm, sự nhạу bén, sự linh hоạt, sự hiểu biết nghiệр vụ...củа cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến sự mở rộng củа TTTMХK. Khả năng thực hiện các nghiệр vụ TTTMХK, khả năng nhận diện rủi rо, рhân tích đưа rа các giải рháр hạn chế, khắc рhục, рhòng tránh rủi rо hоàn tоàn рhụ thuộc vàо cоn người, đặc biệt với các hоạt động TTTMХK mаng tính đặc thù với nhiều tậр quán quốc tế, nhiều quу định được áр dụng càng hàm chứа nhiều rủi rо.

Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động TTTMXK ở cả cấp độ cán bộ quản lý cấp cao và cấp độ nhân viên tác nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao là những người trực tiếp hoạch định chiến lược mở rộng và chính sách tín dụng của ngân hàng, là những người quyết định mức độ rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng

chấp nhận trong hoạt động của mình. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao phải thực sự có năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược thì mới có thể định hướng và xây dựng các chính sách mở rộng hoạt động TTTMXK một cách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, nếu các cán bộ quản lý có năng lực và tầm nhìn hạn chế, việc mở rộng hoạt động TTTMXK có thể bị định hướng sai lệch, các chính sách và biện pháp mở rộng khơng phát huy hiệu quả, gây mất ổn định cho hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, các cán bộ nghiệp vụ cũng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động TTTMXK. Nếu ngân hàng có đội ngũ nhân viên tác nghiệp có trình độ, có kinh nghiệm, nắm vững kiến thức và tuân thủ

Một phần của tài liệu CAO THỊ THANH HUYỀN-1906030234-TCNH26A (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w