12. Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mạ
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng được thơng suốt, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần thực hiện các chính sách:
Tiếp tục hồn thiện chính sách thuế, hải quan phù hợp với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp: Chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan địi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế vì các doanh nghiệp hiện nay tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu rất đa dạng. Do đó, trong q trình áp dụng các quy định của chính sách và thủ tục hành
chính vào thực tiễn khơng tránh khỏi có các khó khăn, vướng mắc. Bộ Tài chính cần phảỉ ln lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để tiếp tục hồn thiện chính sách, đồng thời giải đáp, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển hoạt động TTTMXK tại ngân hàng.
Tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động tại ngân hàng: Tăng cường công tác giám sát, công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế tốn thống kê để tránh tình trạng thất thu thuế như cùng một doanh nghiệp mà những báo cáo nộp ngân hàng ngân hàng đều có lãi nhưngnộp cho ngành thuế lại ghi là thua lỗ hoặc mức lợi nhuận thấp. Cần tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan nhà nước với chức năng kinh doanh, xoá bỏ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhà nuớc trong việc cấp vốn, vay vốn ngân hàng.
Huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu: hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, để đảm bảo nguồn vốn lớn cho hoạt động này, ngồi nguồn vốn bổ sung trong nước thì thu hút vốn quốc tế thực sự rất quan trọng và cấp bách. Chính phủ có thể thu hút vốn quốc tế từ các nguồn: mơt là tín dụng nhà nước được ký kết bằng các hiệp định giữa các chính phủ. Hai là tín dụng từ các tổ chức cho vay dành cho chính phủ nước đi vay những điều kiện thuận lợi như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… trong đó các tổ chức này dành cho nước hội viên những điều kiện ưu đãi theo quy định trong quy chế của tổ chức. Trong những năm qua chúng ta nhận được khối lượng vốn đáng kể từ các nguồn vốn ODA, vay tài chính, thương mại. Để tăng khả năng thu hút các nguồn vốn từ bên ngồi, chính phủ cần ổn định chính trị, kinh tế, tăng lòng tin cho các nhà tài trợ, xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đầy đủ, đồng bộ thơng thống và phù hợp với thông lệ quốc tế cho họat động xuất khẩu.