Lao động:
Tổ trưởng: Bùi Quang Dũng Tổ phó: Nguyễn Thị Lụa Công nhân có 40 người. Cụ thể + 08 người trải vải
+ 04 người cắt + 04 người phối kiện + 03 người đánh số.
+ 02 người kiểm phôi + thay thân + 01 người cấp phát BTP
+ 18 người ép mex ( 2 người thả mex+ 1 người nhặt/ 1 máy ép)
Định mức lao động
- Định mức lao độnglà một công tác, một công việc, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng tất cả quá trình lao động, là quá trình dự tính, tổ chức thực hiện những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ thuật để thực hiện các công việc có năng suấtlao động trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc.
- Xây dựng công việc tiêu chuẩn cho người lao động thực chất là xác định mức lao động và phân tích công việc trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân công và đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ.
- Doanh nghiệp may trả lương theo sản phẩm thực hiện tính định mức lao động dựa trên phương pháp bấm giờ hoặc theo thống kê kinh nghiệm. Định mức lao động được tính bằng thời gian sản xuất/ nhịp chuyền, muốn xác định đúng định mức thì phải cần xác định chính xác thời gian sản xuất.
Phân công lao động
Phân công lao độngtrong xưởng cắt là sự kết hợp của hình thức phân công lao động (phân công lao động theo chức năng, phân công lao động theocông nghệ, phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc).
Phân công lao động theo chức năng
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân để chia tách các hoạt động kinh doanh trong doanhnghiệp
- Trong phạm vi bộ phận sản xuất, phân công lao động theo chức năng là cơ sở để phân chia lao động thành thành các bộ phận sản xuất có chức năng riêng hoặc phân chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
Phân công lao động theo công nghệ
- Căn cứ vào tính chất của quy trình công nghệ để chia tách các công việc trong doanh
nghiệp
- Hình thành cơ cấu nghề nghiệp trong doanh nghiệp
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
- Căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc để chia tách các công việc trong doanh nghiệp
Căn cứ phân công lao động
* Nguyên tắc phân công lao động:
• Đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động; phát huy được tính chủ động và sáng tạo của từng công nhân viên; tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú của người lao động
• Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, với các yêu cầu khách quan của sản xuất
• Đảm bảo mỗi người có đủ việc làm trên cơ sở mức lao động khoa học; công việc phải phù hợp với năng lực, sở trường và lĩnh vực được đào tạo của mỗi người nhằm mục đích phát triển con người một cách toàn diện
• Đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn lực trong doanh nghiệp
* Căn cứ phân công lao động:
- Thông tin đơn hàng, yêu cầu chất lượng và kỹ thuật của sản phẩm - Kế hoạch sản xuất đơn hàng
- Bảng thiết kế quy trình công đoạn tại các bộ phận - Thời gian sản xuất từng công đoạn
- Dự kiến sử dụng thiết bị
- Độ khó của sản phẩm và độ phức tạp của công việc - Trình độ, tay nghề của người lao động
- Trình độ sử dụng thiết bị
- Kinh nghiệm của người lao động - Tình hình thu nhập của người lao động
- Tính cách, tính khí, tâm lý của người lao động - Tình trạng thực hiện công việc của người lao động - Chỉ đạo của lãnh đạo
- Quy định của pháp luật về sử dụng lao động, tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hộ
Bảng 2.3. Các phát sinh thường gặp trong quá trình phân công lao động STT thường gặpPhát sinh Nguyên nhân Hướng giải quyết
Phân công
không hợp lý - Do lượng công việcmà phân công cho mỗi lao động nó không phù hợp với thời gian bình quân.
- Cần lập lại bảng ma trận - Nghiên cứu kĩ trình độ tay nghề của công nhân
- Cân đối lại vị trí làm việc quá tải để giảm tải bước công
móc cần thiết, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc
- Loại máy móc thiết bị không phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không đủ máy để sử dụng nên phải thay thế sang máy khác để phù hợp
Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, hướng khắc phục của phân công lao động
* Phân công lao động theo chức năng:
- Ưu điểm: giúp cho người lao động trách nhiệm của mình không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng suất lao động
- Hạn chế: Phải tính toán hợp lý về số lượng các nhóm chức năng, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả của sản xuất
- Nguyên nhân: phân công nhiệm vụ, trách nhiệm có rõ ràng không, mối quan hệ chức năng có thực hiện theo đúng đường truyền hay không, chất lượng lao động được bố trí theo bộ phận chức năng có phù hợp không.
- Hướng khắc phục: phân công nhiệm vụ, trách nhiệm có rõ ràng, mối quan hệ chức năng có thực hiện theo đúng đường truyền, chất lượng lao động được bố trí theo bộ phận chức năng phù hợp.
* Phân công lao động theo công nghệ
- Ưu điểm: máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa, tạo nghiệp cơ giới hóa, cơ khí hóa. Sự chuyên môn hóa làm cho kĩ năng người lao động sản phẩm tăng và năng suất lao động cũng tăng. Hình thức này còn tiết kiệm lao động sống tối đa, giảm cao chất lượng của tổ chức lao động khoa học.
- Hạn chế: có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàm chán do phân chia quá nhỏ quá trình sản xuất.
- Nguyên nhân: Do có máy móc thiết bị hiện đại nên công việc của người lao động trở nên dễ dàng và gây công việc nhàm chán
- Hướng khắc phục: Phân công lao động hợp lý vào những bộ phận khó hơn, bổ sung vào những công đoạn máy móc không can thiệp được.
* Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
- Ưu điểm: Cho phép sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân; tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thù lao lao động hợp lý. - Hạn chế: Sự hiểu biết của công nhân về công nghệ, về thiết bị còn kém
- Nguyên nhân: Chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong việc sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại
- Hướng khắc phục: Mở lớp đào tạo thêm tay nghề công nhân hướng dẫn sử dụng các thiết bị hiện đại cho công nhân
Hình thức trả lương