Về trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn của các doanh nghiệp tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh trong bối cảnh mới (Trang 45)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Về trình độ chuyên môn

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc của mỗi doanh nghiệp đó chính là trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực, cụ thể là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công đoàn các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, dưới đây là bảng thống kê về trình độ chuyên môn của CBCĐ các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã như sau:

Bảng 2. 5. Trình độ chuyên môn cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020 ĐVT: Người Trình độ chuyên môn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh năm 2020/2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Trên đại học 6 5 6 6 9 3 50,0 Đại học 121 123 127 167 158 37 30,6 CĐ-TC 67 69 73 71 69 2 3,0 Tổng cộng 194 197 206 244 236 42 21,6

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

Qua bảng số liệu về trình độ chuyên môn của CBCĐ các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều qua các năm cho thấy trình độ chuyên môn của CBCĐ chủ yếu tập trung ở trình độ Đại học, cụ thể: năm 2016 có tổng cộng là 121 người, chiếm tỷ lệ 62,4%, năm 2018 có 127 người, chiếm tỷ lệ 61,7% và đạt 158 người trong năm 2020 chiếm tỷ lệ 66,9%, tăng 30,6% so với năm 2016.

Trình độ CĐ-TC chiếm tỷ lệ không nhiều qua các năm, năm 2016 chỉ có 67 người, chiếm tỷ lệ 34,5%, năm 2018 có 73 người, chiếm tỷ lệ 35,4% và đạt 69 người trong năm 2020 chiếm tỷ lệ 29,2% tăng 3,0% so với năm 2016.

Thấp nhất là trình độ trên đại học, năm 2016 chỉ có 6 người, chiếm tỷ lệ 3,1%, năm 2017 giảm 1 người do đúng tuổi về hưu, chiếm tỷ lệ 2,5%, đến năm 2020 chỉ có 9 người, chiếm tỷ lệ 3,8%, tăng 50,0% so với năm 2016.

Hình 2. 5. Tỷ lệ trình độ chuyên môn cán bộ công đoàn của thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn của các doanh nghiệp tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công đoàn đều có mục đích học để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng của mình. Chính vì vậy cán bộ công đoàn luôn có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng mặc dù công việc đã tương đối ổn định.

Thực tế hiện nay việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều chỉ được tiến hành theo từng năm một, chứ chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn nhất định. Hầu hết cán bộ phòng Hành chính của Công đoàn thị xã Đông Triều chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp.

Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều được thực hiện như sau:

Thường vào khoảng thời gian từ đầu năm, căn cứ vào công việc tại từng thời điểm và nhu cầu lao động tại các phòng, ban của doanh nghiệp trên địa bàn, bộ phận Hành chính Nhân sự của các doanh nghiệp sẽ đề nghị nhu cầu tuyển dụng cán bộ công công đoàn lên Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, bộ phận Hành chính nhân sự của các doanh nghiệp sẽ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp mình dựa vào kế hoạch hoạt động và khối lượng công việc của doanh nghiệp trên địa bàn, cũng như căn cứ tình hình lực lượng lao động thực tế… để trình lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt. Bên cạnh đó, khi cán bộ công đoàn có nhu cầu và khả năng tham gia các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn sẽ tự nộp đơn trình bộ phận Hành chính Nhân sự của lãnh đạo các doanh nghiệp mình làm việc để được xem xét và cử đi học theo đúng yêu cầu và khả năng.

Bộ phận Hành chính Nhân sự sẽ tập hợp tất cả các nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các bộ phận gửi lên để lập kế hoạch đào tạo bao gồm: Nội dung đào tạo, số lượng, thời gian, địa điểm, kinh phí đào tạo, lựa chọn giáo viên… trình lãnh đạo phê duyệt, sau đó sẽ tiến hành việc tổ chức, thực hiện các chương trình đào tạo hợp lý và kịp thời.

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa sử dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Việc xác định nhu cầu chưa dựa vào kết quả phân tích nhân viên, phân tích công việc và phân tích tổ chức. Do đó, số lượng CBCĐ của các doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn trong các năm qua có tổ chức nhiều khóa đào tạo nhưng chưa sát đúng với yêu cầu công việc.

Để thấy rõ hơn về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp trên địa bàn, ta có bảng số liệu về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 như sau:

Bảng 2. 6. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

TT Nhu cầu đào tạo Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng

quản lý 7 9 13 22 17

2 Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn 16 22 21 34 42

3 Đào tạo nghiệp vụ tin học 10 14 16 26 31

4 Đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ 9 13 9 17 26

5 Khác 5 8 11 9 6

Tổng cộng 47 66 70 108 122

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

Theo bảng số liệu thống kê về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều từ năm 2016-2020 cho thấy nhu cầu đào tạo của CBCĐ tăng qua các năm. Năm 2016 toàn thị xã ở các doanh nghiệp chỉ có 47 cán bộ công đoàn có nhu cầu đào, bồi dưỡng, đến năm 2018 có tới 70 người, tăng 23 người, chiếm tỷ lệ 48,9% so với năm 2016, đến năm 2020 số nhu cầu này tăng lên 122 người, tăng 75 người so với năm 2016, tỷ lệ tăng đạt 159,6%, trong đó:

Nhu cầu đào tạo tập trung đông nhất ở nhu cầu về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể năm 2016 nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng này có 16 người, tăng dần đến năm 2018 có 21 người và đạt 42 người trong năm 2020, tăng 26 người, tỷ lệ tăng đạt 162,5% so với năm 2016.

Kế đó là nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tin học năm 2016 có 10 người, đến năm 2018 đạt 16 người và có 31 người có nhu cầu đào tạo ở lĩnh vực này trong năm 2020, tăng 21 người, tỷ lệ tăng đạt 210,0% so với năm 2016.

Đối với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý có số lượng không nhiều, nhưng cũng tăng dần qua các năm, năm 2016 chỉ có 7 CBCĐ có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ở lĩnh vực này, tăng dần đến năm 2018 có 13 người và đạt 17 người trong năm 2020, tăng 10 người so với năm 2016.

Đối với nhu cầu đào tạo của cán bộ công đoàn ở lĩnh vực ngoại ngữ có số lượng tăng dần qua các năm, năm 2016 chỉ có 9 người có nhu cầu đào tạo lĩnh vực này, tăng dần đến năm 2020 có tổng cộng 26 người, tăng 17 người, chiếm tỷ lệ tăng 188,9% so với năm 2016. Còn lại các lĩnh vực khác chiếm số lượng không nhiều qua các năm, năm 2016 chỉ có 5 người, tăng dần đến năm 2018 có 11 người và giảm xuống còn 6 người trong năm 2020.

Theo kết quả điều tra 100 ý kiến của cán bộ công đoàn tại 05 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CBCĐ tập trung chủ yếu ở nhu cầu bổ sung các kiến thức chuyên môn sâu trong công việc với 56 ý kiến, chiếm tỷ lệ 56,0%, nhu cầu về kỹ năng tin học, ngoại ngữ có 11 ý kiến, chiếm tỷ lệ 11,0%, kỹ năng làm việc nhóm chiếm tỷ lệ 17 %, kỹ năng đàm phán với tỷ lệ 7,0%, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng khác với tỷ lệ lần lượt là 5,0% và 4,0%.

Dưới đây là hình vẽ thể hiện kết quả trả lời câu hỏi khảo sát về nhu cầu đào tạo của đội ngũ NLĐ trên khía cạnh kiến thức, kỹ năng:

Hình 2. 6. Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát về nhu cầu đào tạo của CBCĐ trên khía cạnh kiến thức, kỹ năng

Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, Quảng Ninh được xác định cụ thể thông qua các bộ phận của các doanh nghiệp, cùng với các căn cứ để xác minh nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng quy trình thực hiện xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng như trên, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều có thể xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khá phù hợp với thực tiễn hoạt động công việc tại đơn vị mình và nhu cầu của cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều với mong muốn nâng cao năng lực bản thân. Do đó có thể giúp các doanh nghiệp trên địa bàn đào tạo đúng người, đúng việc đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như hiệu quả lao động sau đào tạo, tránh những lãng phí không cần thiết do việc xác định nhu cầu thiếu chính xác.

Nhu cầu lao động cần được đào tạo theo thực tế là rất lớn, với kỳ vọng là tất cả cán bộ công đoàn sẽ được đào tạo, bồi dưỡng một năm một lần. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ công đoàn được đào tạo hàng năm còn ít, do công tác xác định nhu cầu chưa chính xác dẫn đến người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng còn chưa phù hợp.

2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Việc quan trọng nhất của quá trình đào tạo, bồi dưỡng là xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng. Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã phải xuất phát từ công việc, từ mục tiêu chung của từ doanh nghiệp. Với mỗi loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, các doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tương ứng và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng.

Những năm vừa qua, phòng Hành chính nhân sự các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính về công tác đào tạo, bồi dưỡng đã thực hiện tốt công tác xác định mục tiêu đào, bồi dưỡng. Các thông báo về khoá học được gửi đến cho các phòng nghiệp vụ đẩy đủ: Tên khoá học, số lượng người dự kiến đào tạo, thời gian, địa điểm dự kiến đào tạo, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì, đối tượng theo học là ai, trình độ như thế nào...?

Bảng 2. 7. Bảng mục tiêu, kế hoạch và thời gian thực hiện

Các loại hình đào tạo, bồi

dưỡng

Thời gian

hoàn thành Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi

dưỡng tin học Tháng 6 hàng năm

Đảm bảo cán bộ công đoàn ứng dựng kiến thức, phần mềm quản lý để vận dụng vào công việc có hiệu quả.

Đào tạo, bồi

dưỡng ngoại ngữ Có thể áp dụng được vào thực tế công việc Đào tạo, bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Quý 3 hàng năm

Cán bộ, chuyên môn nắm được kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng khác

Quý 4 hàng năm

Cán bộ công đoàn được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải áp dụng thực tế vào công việc hiệu quả.

(Nguồn: Thống kê của Công đoàn thị xã Đông Triều)

Ở mỗi chương trình đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu cụ thể tương ứng trong mỗi nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Việc đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng và áp dụng cho từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng giúp cho việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng sau này được dễ dàng, thuận lợi, khách quan, công bằng và minh bạch. Đồng thời, qua đó không những nhà quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có thể đánh giá, chính xác, khách quan, mà ngay chính các học viên, cán bộ công đoàn của các doanh nghiệp cũng có thể tự đánh giá được trình độ chuyên môn, kỹ thuật của mình để rồi từ đó phấn đấu, nỗ lực để đạt được mức độ theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.

Đây là xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công việc tại các doanh nghiệp, như vậy có thể cho thấy bản thân cán bộ công đoàn đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn đều có thể ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm với công việc của mình. Từ đó tìm ra những điểm còn hạn chế trong năng lực để khắc phục thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Theo điều tra của tác giả bằng câu hỏi khảo sát: Để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho công việc, dựa trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các bộ phận được phòng Hành chính Nhân sự của các doanh

nghiệp thống kê, theo anh/chị đơn vị đã tập trung ưu tiên đào tạo nội dung nào? Với 05 gợi ý mà tác giả đưa ra cho câu trả lời là đào tạo chuyên môn sâu, đào tạo kỹ năng làm việc theo nhóm, đào tạo tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán, tác giả khảo sát 100 ý kiến của cán bộ công đoàn tại 05 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều và thu được kết quả theo hình vẽ dưới đây:

Hình 2. 7. Kết quả khảo sát về ưu tiên mục tiêu đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)

Từ hình vẽ trên cho thấy, trong 100 cán bộ công đoàn tại 05 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều được tham gia khảo sát về ưu tiên mục tiêu đào tạo của các doanh nghiệp, kết quả thu được là có 51 người cho rằng đơn vị ưu tiên đào tạo chuyên môn sâu, chiếm tỷ lệ là 51,0%, trong đó có 7 ý kiến cho rằng các doanh nghiệp đã ưu tiên mục tiêu đào tạo kỹ năng làm việc nhóm, chiếm tỷ lệ 7,0%, có 23 ý kiến cho rằng công ty ưu tiên mục tiêu đào tạo ngoại ngữ, tin học, chiếm tỷ lệ 23,0%, cùng có 8% ý kiến đào tạo đàm phán và kỹ năng giao tiếp là 11,0%.

2.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Việc đánh giá chính xác đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng là bước đi quan trọng và chống lãng phí thời gian, tiền bạc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều căn cứ vào hồ sơ của cán bộ công đoàn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hiện tại của họ để xác định xem ai còn thiếu bằng cấp, chứng chỉ, chuyên môn thì xét vào diện

được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời phải căn cứ phù hợp với mục tiêu, nội dung của khoá đào tạo; trình độ và khả năng học tập của cán bộ công đoàn, nhu cầu, động cơ đào tạo của cán bộ công đoàn, tác dụng của đào tạo, bồi dưỡng với cán bộ công đoàn.

Bảng 2. 8. Thực tế số lượt được đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ

tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng

quản lý

4 57,1 6 66,7 9 69,2 16 72,7 11 64,7 Đào tạo nghiệp

vụ chuyên môn 11 68,8 10 45,5 12 57,1 27 79,4 32 76,2 Đào tạo nghiệp

vụ tin học 5 50,0 9 64,3 9 56,3 11 42,3 22 71,0 Đào tạo nghiệp

vụ ngoại ngữ 3 33,3 8 61,5 8 88,9 11 64,7 14 53,8 Khác 4 80,0 6 75,0 7 63,6 8 88,9 4 53,8

Tổng cộng 27 57,4 39 59,1 45 64,3 73 67,6 83 68,0

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn của các doanh nghiệp tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh trong bối cảnh mới (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)