Cơ sở lý thuyết về vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 28)

động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.1. Cơ sở lý thuyết về Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Trong nghiên cứu về hoạt động của một doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu đều biết đến hàm sản xuất Cobb-Douglas (Cobb-Douglas production function) do Cobb (nhà toán học) và Doughlas (nhà kinh tế học) phát hiện ra.

Hàm sản xuất là một biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Hay nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến phụ thuộc là sản lượng, còn biến số độc lập chính là các yếu tố đầu vào. Hàm Cobb-Douglas biểu thị lượng sản phẩm được nhà sản xuất tạo ra từ những yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp có như: vốn, lao động,... Trong kinh tế vĩ mô, hàm Cobb-Douglas thể hiện giá trị tổn sản phẩm quốc nội (GDP) phụ thuộc và số lao động, lượng vốn, công nghệ của một nền kinh tế.

Hàm Cobb-Douglas có dạng: 𝑌𝑖 = 𝐴𝑋1𝛼1𝑋2𝛼2… 𝑋𝑘𝛼𝑘𝑒𝑢𝑖 Trong đó:  𝑌𝑖 là biến phụ thuộc  𝑋𝑖 là biến độc lập  𝛼𝑖 là các hệ số hồi quy  𝐴 là hằng số  𝑢𝑖 là sai số  𝑒 là cơ số toán học (=2.71828)

Hàm sản xuất Cobb-Douglas:

𝑄 = 𝐴𝐾𝛼𝐿𝛽

Trong đó:

 Q: Sản lượng sản phẩm sản xuất  K: đầu vào là vốn

 L: đầu vào là lao động  A: hằng số

 𝛼: Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn  𝛽: Hệ số co giãn của sản lượng theo lao động

Tổng hệ số co giãn (𝛼 + 𝛽) có ý nghĩa kinh tế quan trọng:

 Nếu tổng hệ số co giãn có giá trị bằng 1: thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi không thay đổi theo quy mô.

 Nếu tổng hệ số co giãn có giá trị lớn hơn 1: thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi tăng dần theo quy mô.

 Nếu tổng hệ số co giãn có giá trị nhỏ hơn 1: thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi giảm dần theo quy mô.

1.3.2.2. Công nghệ, đổi mới sáng tạo và Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Qian Liao, Zhibin Wu và Jiuping Xu vào năm 2010 đã nhận thấy được sự quan tâm của nhân loại về vấn đề môi trường cũng như năng lượng và công nghệ để hướng tới một nền kinh tế giảm thiểu khí Carbon và tối ưu hóa các năng lượng xanh. Chính vì thế các nhà nghiên cứu đã bắt tay thực hiện đề tài: “A new production function with technology innovation factor and its application to the analysis of energy-saving effect in LSD” (Tạm dịch: “Hàm sản xuất mới với yếu tố đổi mới sáng tạo về công nghệ và ứng dụng của chúng trong phân tích về ảnh hưởng tiết kiệm năng lượng tại Quận Lạc Sơn”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tạo ra một hàm sản xuất Cobb-

Douglas mới có thêm yếu tố dổi mới sáng tạo về công nghệ. Nghiên cứu được ứng dụng cho phạm vi kinh tế vĩ mô sử dụng mô hình như sau:

Các tác giả giả định rằng đổi mới sáng tạo về công nghệ là một biến ngoại sinh có mức độ tăng trưởng không đổi là c và tăng trưởng theo cấp số nhân, do đó:

𝑇(𝑡) = 𝐴𝑒𝑐𝑡

Do đó, hàm sản xuất mới sẽ có dạng:

𝑌(𝑡) = 𝐴𝑒𝑐𝑡𝐾(𝑡)∝𝐸1(𝑡)𝛾1𝐸2(𝑡)𝛾2

Trong đó: Y là kết quả đầu ra; K, L, E, 𝐴𝑒𝑐𝑡 lần lượt là vốn, lao động, năng lượng và công nghệ.

Theo đó, tổng hệ số co dãn (𝛼 + 𝛽 + 𝛾1 + 𝛾2) có ý nghĩa quan trọng:  Nếu (𝛼 + 𝛽 + 𝛾1 + 𝛾2) = 1 thì Y không co dãn theo các yếu tố đầu vào  Nếu (𝛼 + 𝛽 + 𝛾1 + 𝛾2) < 1 thì Y có quan hệ ngược chiều với các yếu tố đầu

vào

 Nếu (𝛼 + 𝛽 + 𝛾1 + 𝛾2) > 1 thì Y có quan hệ cùng chiều với các yếu tố đầu vào

Ứng dụng mô hình này vào mô hình của bài nghiên cứu với phương pháp hồi quy OLS ta sẽ có:

ln Y = ln A + ct + α ln K + β lnL + γ1 ln E1 + γ2 ln E2.

Nghiên cứu này đã chỉ ra ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo về công nghệ góp phần to lớn đến sự cải thiện tại Quận Lạc Sơn và đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tạo nên cơ sở lý luận cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu được sử dụng cho luận văn này được trình bày tại Chương 2.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

2.1.1.Mô hình hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy nghĩa là phân tích sự phụ thuộc của một biến vào một hoặc nhiều biến khác, nhằm ước lượng hoặc dự báo giá trị của biến đó khi biết giá trị của các biến còn lại. Thuật ngữ hồi quy (regression to mediocrity) nghĩa là “quy về giá trị trung bình”, ra đời khi Galton (1886) nghiên cứu sự phụ thuộc chiều cao của các con trai vào chiều cao của các ông bố. Hồi quy tuyến tính là loại phân tích hồi quy đầu tiên được nghiên cứu chặt chẽ và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thực tế.

Hồi quy tuyến tính có nhiều ứng dụng thực tế. Nếu mục tiêu là dự đoán, dự báo hoặc giảm lỗi, thì hồi quy tuyến tính có thể được sử dụng để phù hợp mô hình dự đoán với tập dữ liệu quan sát gồm các giá trị của biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau khi phát triển mô hình, nếu các giá trị bổ sung của các biến độc lập được thu thập mà không có giá trị biến phu thuộc đi kèm, thì mô hình được điều chỉnh có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán. Nếu mục tiêu là để giải thích sự biến động trong biến phụ thuộc có thể được quy cho sự thay đổi trong các biến giải thích, thì phân tích hồi quy tuyến tính có thể được áp dụng để định lượng độ mạnh của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích, và đặc biệt để xác định xem một số các biến độc lập có thể không có mối quan hệ tuyến tính nào với biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Y = β1 + β2X2 + β3X3 + ... + βkXk + u

Trong đó, Y là biến phụ thuộc, 𝑥⃗ = (X2, ..., Xk) là các biến độc lập, u là sai số ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc Y nhưng không được đưa vào mô hình.

Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng mô hình. Như đã đề cập, hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:

Ta thấy rằng hàm sản xuất Cobb-Douglas có thể đưa về dạng hàm tuyến tính thông thường bằng cách lấy logarit hai vế. Mô hình sau khi logarit hoá:

lnQ = β1 + β2lnK + β3lnL

Nghiên cứu tập trung vào tác động của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Các biến số liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo được thêm vào mô hình như sau:

lnQ = β1 + β2lnK + β3lnL + αx

Trong đó, x là tập hợp các biến số đo lường công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, α là hệ số góc tương ứng với mỗi biến. Đây cũng chính là mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này.

2.1.2.Mô hình hồi quy gộp, FE và RE

Tác giả sử dụng các mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu tác động của công nghệ và ĐMST đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Các mô hình trong bài được sử dụng để xử lý số liệu bảng (panel data) bao gồm mô hình POLS (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên RE (Ramdom effect model) và mô hình tác động cố định FE (Fixed effect model).

Các mô hình trên có dạng tổng quát như sau: Yit = β0 + βiXit + vit

vit = ai + uit Trong đó:

 Ký hiệu it: thay đổi theo không gian và thời gian  Ký hiệu t: chỉ thay đổi theo thời gian

 Ký hiệu i: chỉ thay đổi theo không gian

 ai: yếu tố không quan sát được và không đổi theo thời gian (đặc điểm riêng của từng quan sát) nhưng có thể ảnh hưởng đến X, từ đó ảnh hưởng đến Y

 uit: yếu tố không quan sát được ảnh hưởng đến Y nhưng không ảnh hưởng đến X, thỏa mãn giả thiết OLS.

Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS - POLS)

Không tồn tại ai, khi đó vit =ai + uit thỏa mãn các giả thiết của OLS

Mô hình hồi quy gộp thực tế chỉ là mô hình đơn giản với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS). Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất với giả định rằng các hệ số hồi quy là không đổi giữa các quốc gia cũng như không đổi theo thời gian.Đây chính là điểm yếu của phương pháp này vì việc giả định các quốc gia có cùng hệsố không đổi theo thời gian (tức là mức độ tác động của các biến ở các quốc gia là như nhau) có thể không đúng với thực tế. Một giả định quan trọng khác là các biến độc lập không được phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại, và tương lai của sai số ngẫu nhiên. Mô hình này cũng thường mắc phải khuyến tật tự tương quan.

Mô hình tác động cố định FE

{𝒂𝒊 ≠ 𝟎 𝒄𝒐𝒗(𝒂𝒊, 𝑿) ≠ 𝟎

Với giả định mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích, mô hình FE được phát triển từ mô hình POLS và có sự kiểm soát sự khác biệt đặc trưng giữa các quốc gia. Mô hình FE giả định rằng hệ số chặn của các quốc gia là khác nhau và cố định qua các năm. Trong mô hình FE, có thể có sự tương quan giữa phần dư và các biến độc lập có thể có hoặc không.

Mô hình tác động ngẫu nhiên RE

{𝒂𝒊 ≠ 𝟎 𝒄𝒐𝒗(𝒂𝒊, 𝑿) = 𝟎

Tương tự như mô hình FE, các hệ số chặn của mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, mô hình có giả định quan trọng là giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập không có sự tương quan. Để quyết định việc sử dụng mô hình hồi quy nào là phù hợp, cần thực hiện các kiểm định cần thiết.

2.2. Biến số và thước đo

2.2.1.Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc có nhiều phạm trù, mỗi phạm trù đại diện cho một nhóm và biến này có khả năng phân biệt tốt nhất và duy nhất trên cơ sở tập hợp biến độc lập được lựa chọn. Nói cách khác, mỗi quan sát được sắp xếp vào một biến duy nhất.

Nghiên cứu “Tác động của lan toả công nghệ đến hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam” của Phùng Mai Lan (2019) đánh giá tác động của lan toả công nghệ tới hiệu quả doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều phương diện, gồm đánh giá theo ngành kinh tế và theo khoảng cách công nghệ. Biến phụ thuộc được sử dụng là biến hiệu quả kỹ thuật, được tính toán dựa trên việc ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng loga siêu việt với biến đầu ra là giá trị gia tăng và các biến đầu vào là vốn, lao động và thời gian. Giá trị gia tăng được sử dụng để tính năng suất nhân tố tổng hợp và tính toán hiệu quả kỹ thuật.

Nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) sử dụng tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) làm thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng tài sản sau mỗi thời kỳ nhất định sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam khi nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cần Thơ năm 2011 đã sử dụng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Giá trị này cho chúng ta biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu.

Qua một số nghiên cứu, ta có thể thấy rằng có rất nhiều đại lượng có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do mỗi đại lượng đều phản ánh “sức khoẻ” của doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó. Nghiên cứu này sử

dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, do đó biến phụ thuộc được lựa chọn là giá trị logarit doanh thu của doanh nghiệp, dựa theo mô hình nghiên cứu đã được xây dựng ở phần 2.1.

2.2.2.Biến độc lập

Sau khi lựa chọn biến phụ thuộc, bước tiếp theo xác định biến độc lập (biến giải thích) trong phân tích. Việc lựa chọn biến độc lập được tiến hành theo hai cách. Cách đầu tiên là dựa trên các nghiên cứu từ trước và cách thứ hai là dựa trên kiến thức và lựa chọn các biến chưa có trong những nghiên cứu trước và có một cơ sở lý thuyết hợp lý. Trong nghiên cứu này, biến độc lập được lựa chọn theo cách thứ hai là sử dụng các biến chưa có trong các nghiên cứu trước, nhằm khám phá tác động của các biến này lên biến phụ thuộc.

Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính, nên việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ, trước hết bằng việc chi tiêu cho máy móc, trang thiết bị sản xuất với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động… Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp càng chi nhiều tiền cho máy móc thiết bị thì kỳ vọng hiệu quả hoạt động mang lại sẽ càng cao.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, thời gian để doanh nghiệp thống lĩnh thị trường được rút ngắn đáng kể. Bằng việc áp dụng công nghệ và sáng tạo, một doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng vượt qua các doanh nghiệp lâu năm trong cùng ngành hàng trong một thời gian ngắn với tốc độ và quy mô rất lớn, ví dụ như Facebook mất 6 năm còn Google chỉ mất 5 năm để đạt doanh thu 1 tỷ USD/năm. Doanh nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào chiến lược cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo. Doanh nghiệp nếu không đổi mới thì sẽ không thể tồn tại và phát triển trong môi trường biến động nhanh, linh hoạt và

có tính cạnh tranh cao. Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được thực hiện trên nhiều hoạt động. Nghiên cứu phát triển (R&D) là việc đầu tư, phát triển các nghiên cứu, công nghệ mới để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Hoạt động này luôn được các công ty đa quốc gia, công ty tiên phong về công nghệ trên thế giới quan tâm triển khai thường xuyên và liên tục. Các sáng kiến, sáng chế mà biểu hiện là số bằng sáng chế cấp quốc gia, quốc tế cũng là hai trong số các mục tiêu đổi mới sáng tạo mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chú trọng đến việc điều chỉnh công nghệ sẵn có để áp dụng được các tiến bộ công nghệ vào nguồn lực nội tại, tránh xảy ra lãng phí. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất.

Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas trong nghiên cứu, nên các giá trị lograrit của nguồn vốn và lao động của doanh nghiệp cũng được đưa vào mô hình cùng các biến khác để kiểm soát đặc điểm của doanh nghiệp (gồm số năm hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh

Một phần của tài liệu Cấn Thị Phương Thúy - 1906040091 - KTQT26 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)