Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng enzym pepsin để khử protein cho đầu tôm trong quá trình sản xuất chitin (Trang 28 - 29)

Đề tài nghiên cứu tách chiết chitin từ đầu vỏ tôm bằng các phương pháp sinh học của Nguyễn Văn Thiết, Đỗ Ngọc Tú[5] . Trong công trình này, nhóm tác giả nghiên cứu, thu nhận chitin từ phế liệu đầu vỏ tôm bằng công nghệ enzyme. Vật liệu dùng trong quá trình nghiên cứu là phụ phẩm đầu và vỏ tôm khô. Phụ phẩm sau khi mua về sấy lại cho khô ròn ở nhiệt độ 400C rồi nghiền nhỏ thành bột. Tiến hành quy trình thu nhận chitin bằng phương pháp enzym sử dụng dịch ép vỏ dứa được thực hiện ở 3 quy mô với 100g, 500g và 2 kg nguyên liệu đầu vỏ tôm. Kết quả cho thấy, cứ 100g nguyên liệu ban đầu được xử lý với 300ml dịch ép bã dứa là thích hợp. Toàn bộ quy trình thực hiện trong 8 giờ. Qua việc tiến hành thu nhận chitin bằng phương pháp hóa học và so sánh kết quả của 2 phương pháp, đề tài cho thấy, sử dụng phương pháp chế biến sinh học có nhiều ưu điểm hơn như: không cần axit để lọai khoáng, tiêu tốn ít xút cho loại bỏ protein, hiệu quả thu hồi chitin cao hơn mà chất lượng chitin thu được lại tốt hơn, ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Nhược điểm duy

nhất là sử dụng bromelain trong dịch ép vỏ dứa mất nhiều thời gian thực hiện hơn.

Đề tài của Trang Sỹ Trung và cộng sự (2008) [9] nghiên cứu ứng dụng ủ xi lô bằng acid focmic kết hợp với enzyme nâng cao chất lượng của chitin và chitosan từ phế liệu tôm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả là đã loại được 83.1% protein và 66,1% khoáng từ phế liệu tôm trong quá trình sản xuất chitin. Tiếp tục khử protein bằng Alcalase và khử khoáng bằng acid lacic cho phép thu được sản phẩm chitin, chitosan có chất lượng tốt, đặc biệt chitosan có độ nhớt cao. Bên cạnh đó, quy trình mới cho phép thu được dịch ủ có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng trong chế biến thức ăn gia súc.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sử dụng enzym pepsin để khử protein cho đầu tôm trong quá trình sản xuất chitin (Trang 28 - 29)