Bài học kinh nghiệm cho Khối KHDNL PVcomBank

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 44 - 47)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Khối KHDNL PVcomBank

PVcomBank là một ngân hàng mới được thành lập dựa trên sự hợp nhất giữa Ngân hàng TMCP Phương Tây là một ngân hàng tư nhân với PVFC là công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mang trong mình màu sắc và phong cách của cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, PVcomBank vừa có lợi thế và gặp khó khăn trong việc định hướng phát triển.

Cùng với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống các tổ chức tín dụng, PVcomBank cũng phải từng bước xây dựng vị thế của mình, nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng, dung hòa giữa hai yếu tố nhà nước và tư nhân để có định hướng chung trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh. Là một ngân hàng hình thành sau, dựa trên những kinh nghiệm của các tổ chức tiền thân và tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thi trường, PVcomBank cần rút ra cho mình những bài học đúng đắn để không vấp phải những sai lầm, nhanh chóng tiếp thu những bước phát triển mới trong ngành ngân hàng để từng bước phát triển.

Nguồn vốn các năm từ 2017 đến 2020 của Khối KHDNL tăng trưởng ổn định, phù hợp với định hướng; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu cho hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ, góp phần tích cực vào việc giảm lãi suất đầu vào để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng tài chính. Bên cạnh đó, Khối vẫn đang đứng trước những thách thức trong việc huy động dòng vốn ngoại tệ để cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại.

Để có thể hoàn thành tốt chỉ tiêu nguồn vốn, PVcomBank nói chung và Khối KHDNL nói riêng đã sử dụng đồng loạt nhiều biện pháp như : (i) Sử dụng có hiệu quả cơ chế linh hoạt về lãi suất tiền gửi và phí, tuân thủ đúng quy định và phù hợp với thực tế, giao quyền chủ động cho các bộ phận chuyên môn trong việc sử dụng công cụ lãi suất trong huy động vốn ; (ii) Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các Team kinh doanh giữ ổn định nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên; (iii) Yêu cầu các cán bộ khách hàng chủ động trong công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, triển khai các biện pháp củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các khách hàng hiện có làm tiền đề cho phát triển bền vững ; (iv) Làm tốt và có hiệu quả công tác giao khoán tới từng bộ phận, giám sát và quản lý chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu giao khoán của cán bộ, gắn tiền lương với kết quả thực hiện công việc được giao.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn, hiệu quả huy động vốn cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM và bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng doanh nghiệp lớn của một số NHTM tại Việt Nam.

Những lý luận và bài học kinh nghiệm trên làm cơ sở để tác giả luận giải những vấn đề thực tế về hiệu quả huy động vốn từ đối tượng là khách hàng doanh nghiệp lớn tại Khối KHDNL - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) từ năm 2017 đến 2020. Từ đó tác giả đánh giá những ưu điểm, tồn tại của Khối KHDNL trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian qua.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI KHỐI KHDNL PVCOMBANK

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)