Dự báo bối cảnh kinh tế trong thời gian tới

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 85 - 86)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế trong thời gian tới

Bước vào năm 2021, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ - đại dịch Covid 19. Theo giới chuyên gia kinh tế, hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng, tăng trưởng GDP không chỉ đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2021 mà còn lan sang cả năm 2022-2023.

Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp, khu vực này vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế cơ bản khó có thể đảo ngược trong phát triển kinh tế thế giới, song hình thức biểu hiện của nó sẽ có sự thay đổi. Trong mấy năm qua, do kinh tế toàn cầu phát triển mất cân bằng, sự bất bình đẳng giữa các nước gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn sự lan truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa.

Các nước lần lượt áp dụng những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như cách ly, giám sát hải quan…, vì vậy sự lưu chuyển con người và các yếu tố sản xuất chắc chắn sẽ khó khăn, điều này sẽ khiến toàn cầu hóa và mở cửa phát triển bị cản trở trong ngắn hạn./.

Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của dịch Covid-19 trong đợt bùng phát thứ 4, với các biện pháp hạn chế ngày càng nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát đợt bùng phát dịch trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm 11% trong 7 tháng đầu năm 2021. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng đứt gãy do đại dịch tái bùng phát, buộc họ phải đóng

cửa nhà máy hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, cũng như phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ những quốc gia khác có các hoạt động sản suất đang phục hồi mạnh mẽ hơn

Bên cạnh đó, Việt Nam đang đối mặt với rủi ro khu vực tài chính. Mặc dù thi hành các chính sách miễn giảm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đại dịch nhưng cũng góp phần chuyển giao rủi ro từ khu vực kinh tế sang khu vực tài chính khi rủi ro nợ xấu đang tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, Chính phủ có thể phải mở rộng gói hỗ trợ tài khóa, vốn còn khiêm tốn đến thời điểm này, trong khi thu ngân sách có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực do nền kinh tế phục hồi yếu hơn so với kỳ vọng. Tại thời điểm này, rủi ro tài khóa có vẻ vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng vẫn cần tiếp tục được theo dõi sát sao, đặc biệt là vì rủi ro này liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, dễ trở thành nợ tiềm tàng.

Hệ thống các NHTM tiếp tục đứng trước những thách thức khó lường của đại dịch và sự bất ổn của nền kinh tế. Vừa phải thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, miễn giảm lãi vay cho các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng theo chỉ đạo của NHNN, vừa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Việc này dẫn tới lợi nhuận của các NHTM có sự sụt giảm, nguồn vốn huy động đang nắm giữ không được sử dụng để cấp vốn tín dụng dẫn tới hiệu quả huy động thấp, trong khi đó các chi phí vận hành quản lý ngân hàng vẫn duy trì.

Cùng với đó công nghệ blockchain cũng đang nổi lên là một xu thế mới tác động trực tiếp tới vị trí vai trò của các NHTM. Mặc dù đang được NHNN, các Bộ Ban ngành nghiên cứu để quản lý, ứng dụng vào lĩnh vực tài chính ngân hàng tuy nhiên hiện tại công nghệ đang nổi lên là một công nghệ sẽ có những tác động sâu rộng tới lĩnh vực ngân hàng truyền thống trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)