TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Hồng Mai
3.1.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định rõ trong kinh doanh ngân hàng, việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trong thơng lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dư nợ bình qn hàng năm cho thấy ngân hàng có trình độ quản trị tốt và hoàn tồn khơng tác động xấu đến ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ln chú trọng vấn đề con người, uy tín và quan hệ với khách hàng và xem đó là những tài sản vơ cùng quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, Việc nâng cao cả số lượng và chất lượng là mục tiêu phát triển của Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên được tạo điều kiện học tập, huấn luyện để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và kiến thức thơng qua các khóa đào tạo trong và ngồi nước, nhằm mục đích đưa lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo cho cơng tác quản trị rủi ro có chất lượng.
Tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển và nhu cầu vay vốn phát triển cũng tăng cao, thúc đấy sự phát triển tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam cần xác định việc quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và khơng ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngay trong điều kiện thị trường nhiều biến động, nguy cơ rủi ro khơng ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể, quản trị rủi ro tín dụng phải
nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an tồn cho kinh doanh của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.
3.1.1.2. Các mục tiêu cụ thể
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là khơng thể khơng cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai cần phải đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hịa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Tăng khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, tồn diện và kịp thời trong q trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.
3.1.2. Các quan điểm định hướng về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
Cơng tác quản trị rủi ro nói chung, hoạt động huy động và cho vay vốn nói riêng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Công
tác này từ xưa tới nay vẫn luôn được coi trọng và là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt những năm hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào những điều kiện của chi nhánh, các quan điểm định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai như sau:
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau.
- Thực hiện phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn nhưng ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hịa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Tăng khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai thơng qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm sốt, giám sát liên tục, tồn diện và kịp thời trong q trình cấp tín dụng
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.
- Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của cơng tác phịng ngừa và quản trị rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản trị rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh Hồng Mai