6. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tại Hội sở
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.3.2.1 Nhận diện nguyên nhân, nguồn gốc rủi ro
Hiện tượng lừa đảo giả mạo trong lĩnh vực thẻ tại thị trường Việt Nam những năm 2005 trở về trước hầu như không có. Do thời gian này, thị trường thẻ Việt Nam
còn chưa thực sự phát triển, các giao dịch thanh toán bằng thẻ chưa lớn, mạng lưới thanh toán thẻ chưa thực sự rộng khắp với tất cả các loại hình cung ứng dịch vụ trên thị trường. Vì vậy tội phạm thẻ chưa thực sự quan tâm tới thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, theo khuyến cáo của các tổ chức thẻ quốc tế, tình hình giả mạo thẻ thông qua việc đánh cắp dữ liệu thẻ (skimming) đang có chiều hướng gia tăng trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tin tặc xâm nhập hệ thống xử lý dữ liệu hoặc xâm nhập đường truyền để lấy cắp cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng và các tổ chức xử lý dữ liệu đã xuất hiện trong năm 2005. Các tổ chức thẻ quốc tế MasterCard và Visa đã và đang cảnh báo các ngân hàng nói chung và NHTMCP Ngoại thương VN nói riêng cần tăng cường các biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động thẻ của mình..
Rủi ro trong hoạt động thanh toán và phát hành thẻ của NHTMCP Ngoại thương VN chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân giả mạo sau: Có 2 loại giả mạo chính: Giả mạo trong hoạt động phát hành và giả mạo trong hoạt động thanh toán.
2.3.2.2. Đo lường rủi ro trong trong hoạt động thẻ tại NHTMCP Ngoại Thương VN
Để hỗ trợ cho việc cảnh báo rủi ro hoạt động và đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý rủi ro hoạt động, Vietcombank đã xây dựng hệ thống chỉ số rủi ro chính KRI với ngưỡng giám sát và chốt kiểm soát (KRI là viết tắt của Key Risk Indicator). KRI là công cụ quản lý rủi ro hoạt động sử dụng chỉ số lượng hóa để giám sát các thay đổi nguy cơ rủi ro hoặc hiệu quả chốt kiểm soát liên quan đến sản phẩm/dịch vụ/quy trình cụ thể của Vietcombank.
Trung tâm thẻ sẽ tự rà soát, đánh giá hoạt động của đơn vị mình nhằm xác định và đánh giá các rủi ro hoạt động tiềm ẩn, đánh giá sự hiệu quả của các chốt kiểm soát, thông qua đó bổ sung những BPKSRR thích hợp, cải tiến những BPKSRR hiện hành và xây dựng kế hoạch chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.
Các chốt kiểm soát là các kiểm soát được thiết lập trong các quy chế, chính sách, quy chế, quy trình, quy trình nội bộ, trong mô hình tổ chức, trong hệ thống công nghệ, trong cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định và chuẩn mực được áp dụng, giảm thiểu khả năng xử lý không chính xác hoặc không tuân thủ quy định, từ đó giảm thiểu tần suất xảy ra rủi ro và/hoặc giảm nhẹ mức độ rủi ro.
Khi chỉ số KRI vượt ngưỡng giám sát, đơn vị phải gửi báo cáo tới các cấp quản lý cao hơn, đưa ra các BPKSRR nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tổn thất. Các KRI phải giám sát ít nhất một rủi ro hoặc hiệu quả của một chốt kiểm soát cụ thể. Ngoài ra, KRI cần phải được đo lường, so sánh qua các thời kỳ, phải đánh giá lại định kỳ về hiệu quả giám sát rủi ro/chốt kiểm soát.
Ngưỡng giám sát KRI sẽ được thiết lập theo các phương pháp sau đây: - Phương pháp thống kê: dựa trên dữ liệu quá khứ.
- Phương pháp kinh nghiệm: dựa trên ý kiến của đơn vị quản lý và các chuyên gia trong ngành
- Phương pháp phân tích, đánh giá: + Căn cứ khẩu vị rủi ro của VCB. + So sánh các dữ liệu chung của ngành.
+Căn cứ chính sách/ kế hoạch kinh doanh/ đánh giá tác động kinh doanh. Hiện tại, trong hệ thống chỉ số KRI của VCB có chỉ số sau liên quan đến hoạt động về thẻ:
Bảng 2.11. Danh sách các KRI đang theo dõi và ngưỡng cụ thể
STT Tên KRI Mô tả rủi ro/
Chốt kiểm soát Ngưỡng giám sát Tần suất báo cáo 1 Tỷ lệ tổn thất do Thẻ quốc tế bị giả mạo/Doanh số sử dụng Thẻ quốc tế (%) Rủi ro giao dịch thẻ giả đối với thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế Vietcombank phát hành 0.05% 6 tháng 2 Tổng số tiền rút bằng thẻ giả của VCB tại ATM (giao dịch giả mạo thẻ nội địa)
Rủi ro thẻ ATM của Vietcombank bị làm giả và rút tiền tại ATM của Vietcombank và ATM của ngân hàng khác
1 tỷ VND 3 tháng
3 Tỷ lệ tổng số tiền giả mạo tại ĐVCNT của Vietcombank (%)
Rủi ro ĐVCNT của Vietcombank cấu kết tội phạm gian lận, đánh cắp thông tin của chủ thẻ, sau đó in và thực hiện giao dịch giả mạo từ thẻ giả tại đơn vị
0.1% 3 tháng
2.3.2.3. Tổn thất phát sinh khi rủi ro đã thành thực tế
a. Tổn thất trong hoạt động phát hành thẻ
Rủi ro này liên quan đến việc kẻ gian làm giả hồ sơ để phát hành, lợi dụng thẻ bị mất, đánh cắp để lợi dụng, làm thẻ giả để giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền của
Vietcombank. Điển hình của loại rủi ro này do kẻ gian gắn thiết bị sao chép thông tin dữ liệu thẻ để làm thẻ giả và rút tiền, cụ thể năm 2016 phát hiện được 5 vụ, chủ yếu xuất hiện tại các địa bàn Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An,...; Trong khoảng thời gian từ 23:51:01 ngày 19/11/2016 đến 00:10:13 ngày 20/11/2016 tại máy ATM đặt tại số 485 Trần Hưng Đạo, tỉnh Bình Dương, thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng Nguyễn Thanh Huy đã bị thực hiện 20 giao dịch rút tiền (mỗi giao dịch 5 triệu đồng); Năm 2017 là 14 vụ, mở rộng ra các địa bàn Bến tre, Cần thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đắc Lắc; Vụ việc đêm 25/4/2018 có 12 tài khoản của khách hàng tại Vietcombank bị rút tiền.
Thống kê thực trạng giả mạo trong hoạt động phát hành tại Vietcombank giai đoạn 2017-2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.12: Tình hình giả mạo thẻ tại Việt Nam và thẻ do Vietcombank phát hành giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: USD
Rủi ro phát hành Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giả mạo thẻ do NHTM tại
VN phát hành 642.295 868.022 940.090 1116.200
Giả mạo thẻ do Vietcombank
phát hành 74.039 89.610 97.879 101.232
Tỷ lệ giả mạo VCB/NHVN
PH 11.53% 10.32% 10.41% 9.07%
(Nguồn: Báo cáo giả mạo thẻ của Vietcombank giai đoạn 2017-2020)
Rủi ro trong phát hành thẻ, nhất là rủi ro thẻ giả các ngân hàng trong nước phát hành và giả mạo thẻ NHTMCP Ngoại Thương VN phát hành cũng có xu hướng gia tăng. Loại hình giả mạo chủ yếu là thẻ giả tại (POS) và thẻ bị lợi dụng qua internet- giao dịch giả mạo Card not present (giao dịch không có sự xuất hiện trực tiếp của thẻ) có chiều hướng gia tăng trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Giả mạo thẻ NHTMP Ngoại Thương Việt Nam phát hành năm 2017 là: 74.039 USD nhưng đến 2018 đã tăng lên 89.610 đô la Mỹ, tăng 21%. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do số lượng chủ
thẻ của NHTMP Ngoại Thương VN chiếm phần lớn trong thị phần phát hành thẻ tại Việt Nam, và chủ yếu các chủ thẻ của NHTMCP Ngoại Thương VN thực hiện các giao dịch ở nước ngoài, đặc biệt số lượng giao dịch lại tập trung tại khu vực trung tâm rủi do thẻ tín dụng như Mỹ, Nga, Malysia, Hàn Quốc, Thái Lan. Trước sự gia tăng các giao dịch giả mạo thẻ do ngân hàng phát hành, phòng Quản lý thẻ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN đã siết chặt hoạt động quản lý thẻ, Hàng ngày, nhóm tổ chức việc chấm giao dịch cấp phép nhằm phát hiện các giao dịch có dấu hiệu giả mạo, tiến hành khoá thẻ và phát hành thay thế thẻ miễn phí cho cho các chủ thẻ đi công tác tại những khu vực rủi ro cao trở về cũng như có những khuyến cáo sử dụng thẻ an toàn, tư vấn cho khách hàng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và sử dụng thẻ sao cho có hiệu quả. Có thể nói nhờ có những biện pháp ngăn chặn kịp thời nên năm 2019 tổng số giao dịch giả mạo của VCB là 97.879 USD, chỉ tăng 9.24% so với năm 2018, đến 2020 tổng số giao dịch giả mạo VCB là 101.232 USD tăng 3.4% so với 2019. Có thể nói tỷ lệ giả mạo của VCB/ toàn hệ thồng NHVN luôn giữ ở tỷ lệ trung bình thấp. Để đạt được kết quả trên, chính là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa NHTMCP Ngoại Thương VN với tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi các thông tin liên quan tới giả mạo và xu hướng phát triển của tội phạm thẻ trong khu vực. Chính nhờ những thông tin quan trọng liên quan tới giả mạo mà các tổ chức thẻ cung cấp, Trung tâm Thẻ NHTMCP Ngoại Thương VN đã tiến hành phân tích, xác định xu hướng và loại hình rủi ro mà tội phạm thẻ tập trung khai thác tại khu vực nào đề đưa ra những biện pháp hữu hiệu làm giảm tới mức thấp nhất rủi ro cho khách hàng và rủi ro cho ngân hàng. Năm 2019, giá trị rủi ro phát hành thẻ tại Việt Nam là 940.090 USD chiếm tỷ trọng 0,463% so với tổng thiệt hại do rủi ro phát hành tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong đó giá trị giả mạo của VCB là 97.897 USD, chiếm tỷ lệ 10.41 % / tổng số giá trị giả mạo của hệ thống NHVN. Sang năm 2020, thiệt hại giá trị tại hệ thống các ngân hàngViệt Nam là 1.116.200USD tăng 18.7% so với năm 2019. Trong khi đó giá trị giả mạo tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2020 là USD giảm 7.6% so với năm 2019. Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam vẫn được coi là điểm đến của tội phạm thẻ.
Bảng 2.13: Giá trị rủi ro phát hành tại NHTMCP Ngoại Thương VN theo loại thẻ giả mạo
Đơn vị: USD
Giả mạo thẻ Tín dụng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giả mạo thẻ Visa 48.850 55.240 58.160 62.560
Giả mạo thẻ Master 22.260 31.150 37.209 34.180
Giả mạo thẻ Amex 2929 3220 2528 4492
∑Giả mạo thẻ VCB 74.034 89.610 97.897 101.232
(Nguồn: Báo cáo giả mạo của Vietcombank giai đoạn 2017-2020)
Visacard và Mastercard chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị phát hành thẻ do vậy trong rủi ro phát hành thẻ tín dụng quốc tế thì giả mạo thẻ MasterCard và Visa Card phát sinh tương đối thường xuyên. Nếu như năm 2017 giá trị giả mạo thẻ Visa là 48.850 USD thì năm 2018 giá trị giả mạo là 55.240 USD tăng 13.08%. Năm 2019 giá trị giả mạo 58.160 USD, tăng 5.28% so với 2018. Tỷ lệ giả mạo của thẻ Visa qua các năm không phải là tỷ lệ qúa cao nhưng so tỷ lệ giả mạo của thẻ Visa/ tổng giá trị giả mạo tại VCB luôn ở mức trên 60% cho thấy tội phạm thẻ vẫn liên tục tấn công vào loại hình thẻ này. Còn đối với thẻ Master,năm 2017 giá trị giả mạo là 22.260 USD, sang năm 2018 tăng 39.93% ở mức 31.150 USD.Tỷ lệ giả mạo của thẻ Master/ tổng giá trị giả mạo của VCB ở mức 34.7%. Năm 2019 giá trị giả mạo là 37.209 USD tăng 19.45 % so vói 2018. Tỷ lệ giả mạo của thẻ Master/ tổng giá trị giả mạo của VCB ở mức 38%. Thẻ Amex có gía trị giả mạo luôn ở mức thấp nhất bởi thẻ Amex là loại thẻ VIP dành cho những người thành đạt, có địa vị trong xã hội. Chủ thẻ American Express lựa chọn thanh toán thường là các ĐVCNT lớn có uy tín nên tình trạng thẻ bị skimming cũng như ĐVCNT gian lận trong phát hành cũng thanh toán hầu như không đáng kể. Giao dịch giả mạo thẻ American Express thực hiện được là do lỗi hệ thống thanh toán của thẻ American Express nên khi cấp phép thanh toán giao dịch hệ thống không kiểm tra được số thẻ nên đã chấp nhận thanh toán một thẻ American Express không tồn tại trong hệ thống thẻ của Ngân hàng Ngoại thương phát hành. Nhìn chung trong 3 loại thẻ Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN phát hành thì
giả mạo thẻ Visa vẫn chiếm giá trị lớn nhất do có số lượng thẻ Visa phát hành nhiều nhất và có doanh số sử dụng thẻ cao nhất, kế tiếp đó là thẻ Master với tỷ lệ giả mạo luôn chiếm hơn 30% / tổng giá trị giả mạo tại VCB.
b. Tổn thất trong hoạt động thanh toán thẻ
Có thể nói môi trường thanh toán và phát hành thẻ tại VN có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho tội phạm thẻ bởi thị trường thẻ đang trong giai doạn phát triển mạnh, công nghệ hỗ trợ chưa đồng bộ, đây cũng là lĩnh vực mới với cơ quan luật pháp và cơ quan quản lý nhà nước. Về mặt thanh toán thẻ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các Tổ chức thẻ quốc tế, NHTMCP Ngoại Thương VN đã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT, kết quả là đã phối hợp được với công an bắt được một số tội phạm giả mạo thẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Thực trạng giả mạo trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Bảng 2.14: Giá trị giả mạo trong lĩnh vực thanh toán của NHTMCP Ngoại Thương VN
Đơn vị : USD
Rủi ro thanh toán Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị giả mạo thanh toán
thẻ tại hệ thống NHTM VN 2.100.240 2.367.038 3.859.938 3.854.560 Giá trị giả mạo thanh toán
thẻ tại VCB 764.145 969.825 812.879 916.484
Tỷ lệ giả mạo thanh toán thẻ tại VCB/ tổng giá trị thanh toán VCB
0,24% 0,26% 0,16% 0,14%
Tỷ lệ giả mạo VCB/VN 36,38% 41% 21% 24%
Năm 2017 giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB là 764.145USD, chiếm 0,24% / tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB (317 triệu USD) và chiếm tới 36.38% giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN. Sang năm 2018, giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB là 969.825 USD , chiếm 0.26%/ tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB (375.3 triệu USD) và chiếm tới 41% giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN. Sang năm 2019, nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp tích cực hạn chế và phòng ngừa rủi ro: tập huấn nhận biết thẻ, quy trình thanh toán thẻ cho các ĐVCNT, cán bộ thẻ các Chi nhánh, xiết chặt các quy định trong thanh toán thẻ cũng như cung cấp các thiết bị chuyên dụng như máy thanh toán thẻ tự động, kính lúp nhằm phát hiện các giao dịch thanh toán thẻ thẻ giả mạo. Do vậy, tình hình giả mạo trong thanh toán thẻ năm 2019 giảm xuống chỉ còn 812.879USD, chiếm 0.16 %/tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB (493.2 triệu USD), và chiếm 21%/tổng giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN và tỷ lệ này năm 2020 tiếp tục giữ vững là 0.14% / tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB và 23.7% / tổng giá trị rủi ro thanh toán thẻ tín dụng trong hệ thống NHVN. Do NHTMCP Ngoại Thương VN là ngân hàng có thị phần lớn nhất với hệ thống các ĐVCNT rải đều khắp các tỉnh thành phố lớn, chủ yếu là tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang… nên tình hình thẻ giả mạo được sử dụng qua hệ thống thanh toán thẻ của NHTM CP Ngoại Thương VN những năm qua cũng diễn biến rất phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cũng như thiệt hại.
Từ năm 2006 trở lại đây, tại Việt nam, đã xuất hiện hiện tượng các đối tượng tội phạm có hành vi cấu kết với công dân Việt Nam, lập các ĐVCNT mới yêu cầu lắp đặt máy POS để thực hiện giao dịch giả mạo, không nhằm mục đích thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà để sử dụng thẻ nhằm rút tiền chia nhau. Đồng thời khá nhiều ĐVCNT gian lận, thông đồng với tội phạm, vi phạm quy định chấp nhận thẻ gây rủi ro cho