1.2.1. Khái niệm.
Theo Helfert (1991) mô tả khả năng sinh lời là hiệu quả mà ban giám đốc đã sử dụng cả tổng tài sản và tài sản ròng như được ghi trên bảng cân đối kế toán. Hiệu quả được đánh giá bằng cách liên hệ giữa lợi nhuận ròng với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Khả năng sinh lời là một phần quan trọng của hoạt động tài chính. Nếu một doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao thì nó cũng dẫn tới khả năng sinh lời cao và ngược lại.
Theo Ratna Meisa Dai (2016), khả năng sinh lời là mức độ doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận trong một khoảng thời gian cụ thể bằng cách sử dụng các nguồn lực của chính doanh nghiệp, như: nguồn nhân lực, tài sản và vốn…
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo Ratna Meisa Dai (2016), việc phân tích hiệu quả tài chính được thực hiện bằng cách tính toán khả năng sinh lời từ một số khía cạnh bao gồm tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Hiệu quả tài chính chính là thước đo về vị thế kinh tế hay khả năng sinh lời của một doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.
Các nghiên cứu điều tra tác động của việc tuân thủ các nguyên tắc TNXHDN đối với lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp dựa trên kế toán như Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên doanh số bán hàng (ROS) (Berman và Wicks). Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các biện pháp dựa trên kế toán là những yếu
19
thị trường (theo Wu, 2006).
Ngoài các chỉ số đo lường trực tiếp khả năng sinh lời của doanh nghiệp như ROA, ROE và ROS, nó còn có thể đo lường thông qua các đại lượng phi tài chính (phi tiền tệ) như lòng trung thành của khách hàng, động lực và giữ chân nhân viên, danh tiếng.
Lòng trung thành của khách hàng được coi là sức mạnh về mối quan hệ giữa thái độ và sự lui tới thường xuyên. Lòng trung thành là sự kết hợp của chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả và sự liên kết về trí tuệ hoặc cảm xúc. Theo Hill và Alexander (2000), một công ty không có thị phần lớn nhất nhưng lại có lợi nhuận cao hơn so với công ty có thị phần lớn nhất. Lý do giải thích cho điều này là họ nhận thấy lòng trung thành của khách hàng có lợi cho thị phần. Khi khách hàng hài lòng làm cho họ có xu hướng mua hàng lặp lại cao hơn, họ có khả năng giới thiệu, lan truyền sản phẩm cho người khác thử nguồn hài lòng và nó là rào cản đối với đối thủ để lôi kéo họ. Chiến lược giữ chân khách hàng khôn khéo, có thể giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu và lợi nhuận thông quan việc:
- Giảm chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng mới.
- Giảm chi phí nỗ lực bán hàng cá nhân cho những khách hàng tiềm năng mới.
- Giảm chi phí hành vi không hiệu quả trong suốt quá trình học tập của khác hàng.
- Tăng doanh số bán hàng.
Hình ảnh thương hiệu của là một nhân tố để quyết định tới lòng trung thành của khách hàng, khi mà ngày càng nhiều các khách hàng quan tâm tới sản phẩm “xanh”, từ nguyên vật liệu đầu vào tới khâu sản xuất và tung sản phẩm ra thị trường. Hình ảnh thương hiệu càng cao sẽ càng tạo ra niềm tin cho khách hàng và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Điều này nó sẽ thúc đẩy được doanh số bán, doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo Robert (1999), một doanh nghiệp
có danh tiếng vượt trội đều có thể duy trì lợi nhuận vượt trội trong thời gian dài và phục hồi từ các vị trí có hiệu quả kém nhanh hơn so với các doanh nghiệp không có danh tiếng.
Rõ ràng có thể thấy rằng động lực của nhân viên có thể tăng lợi ích cho doanh nghiệp thông qua hiệu suất và chất lượng công việc của nhân viên. Theo nghiên cứu của Ton và Raman (2008), động lực thúc đẩy doanh số bán hàng tại các chuỗi bán lẻ. Ton và Raman cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa giữa động lực, sự hài lòng và trung thành của khách hàng, doanh số bán hàng và nó được thiết lập tốt theo kinh nghiệm.
Như vậy, có thể nói, ngoài việc đo lường thông qua các chỉ số kế toán, khả năng sinh lời còn có thể đo qua các biến phi tài chính như danh tiếng, lòng trung thành của khách hàng và động lực của nhân viên. Hay nói cách khác các biến phi tài chính có tác động đáng kể tới khả năng sinh lời, và nó được làm rõ ở mục sau.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TNXHDN.
Nghiên cứu trước đây của Ullmann (1985) đã chỉ ra rằng “ngành” ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua các yếu tố cụ thể của ngành như cường độ cạnh tranh và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Ngoài ra, tầm quan trọng của các tiêu chí TNXHDN khác nhau không giống nhau giữa các ngành, ví dụ như khía cạnh môi trường có thể có tác động mạnh hơn nhiều đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng so với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tiêu dùng.
Cùng với ngành, quy mô doanh nghiệp được sử dụng như một biến số giải thích trong hầu hết các nghiên cứu về khả năng sinh lời. Nó được giả thuyết là có tương quan tiêu cực với khả năng sinh lời. Quy mô được phát hiện không chỉ liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn liên quan đến hiệu quả hoạt động TNXHDN của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn hơn dường như thực hiện các nguyên tắc TNXHDN thường xuyên hơn, có thể do họ có đủ khả năng phân bổ nhiều nguồn lực hơn để áp dụng các tiêu chuẩn TNXHDN. Theo Burke và cộng sự.
(1986), các công ty thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các bên liên quan và do đó chịu nhiều áp lực hơn trong việc tuân thủ các nguyên tắc TNXHDN.
Rủi ro doanh nghiệp cũng đã được cho là một yếu tố ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh tế và TNXHDN (Ullmann, 1985). Trong khi mối liên hệ giữa rủi ro của doanh nghiệp và khả năng sinh lời đã được thảo luận rộng rãi hơn, thì mối liên quan giữa rủi ro của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động TNXHDN có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Waddock và Graves (1997) cho rằng khả năng chấp nhận rủi ro của ban lãnh đạo ảnh hưởng đến thái độ quản lý đối với các hoạt động TNXHDN nhằm tiết kiệm, gánh chịu chi phí hiện tại hoặc tương lai hoặc xây dựng hoặc phá hủy thị trường. Mức độ sợ rủi ro của ban lãnh đạo càng cao thì khả năng họ quan tâm đến các hoạt động TNXHDN càng ít. Hơn nữa, các doanh nghiệp có rủi ro cao ít có khả năng đầu tư dài hạn cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động TNXHDN, và do đó có thể kết luận rằng có mối liên hệ tiêu cực giữa rủi ro doanh nghiệp và TNXHDN.
1.3. Sự tác động trách nhiệm xã hội tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm về TNXHDN. Có những quan điểm cho Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm về TNXHDN. Có những quan điểm cho rằng TNXHDN là tốn kém vì chịu trách nhiệm về mặt xã hội sẽ phát sinh thêm
chi phí cho doanh nghiệp (Rodrigo và cộng sự, 2016). Ví dụ như các hành động trách nhiệm xã hội bao gồm đầu tư công nghệ vào việc giảm thiểu ô nhiễm, gói phúc lợi cho nhân viên, quyên góp và tài trợ cho cộng đồng… Các
hoạt động này sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp và dẫn tới bất lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp sẽ chỉ chú trọng đến các hoạt động có khả năng sinh lời và từ chối các hoạt động không gia tăng trực tiếp doanh thu, giảm chi phí, và điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp này sẽ không thực hiện TNXHDN như làm từ thiện cho cộng đồng, gia tăng phúc lợi cho người lao động, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và
thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó tồn tại quan điểm ngược chiều như lý thuyết các bên lên quan của Freeman, 1984 đã được đề cập ở trên. Sự không hài lòng của bất kỳ nhóm bên liên quan nào cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thậm trí ảnh hưởng đến tương
22
lai của doanh nghiệp. Do đó, TNXHDN là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi nhuận. Nếu được quản lý đúng cách, TNXHDN sẽ không chỉ cải thiện hài lòng của các bên liên quan mà còn dẫn tới cải thiện lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ví dụ như khi nhân viên hài lòng sẽ có động lực cao hơn để làm việc một cách hiệu quả, hoặc khi khách hàng hài lòng sẽ sẵn sàng mua hàng nhiều hơn một lần và giới thiệu sản phẩm cho người khác, hoặc nhà cung cấp hài lòng sẽ sẵn sàng giảm giá…
Về mặt lý thuyết cho thấy rằng cả mối quan hệ tiêu cực hoặc tích cực có thể xảy ra giữa TNXHDN và khả năng sinh lời. Do đó, câu hỏi đặt ra là hiệu ứng nào chiếm ưu thế. Để hiểu rõ hơn các vấn đề này, việc tham vấn các tài liệu nghiên cứu trước đó là cần thiết nhằm thiết lập mối tư duy logic và lập luận phù hợp với trọng tâm của đề tài nghiên cứu.
Hillman và Keim (2001) cho rằng một cách tiếp cận chi tiết hơn để nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là cần thiết và tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý các bên liên quan và khả năng sinh lời. Việc đánh giá tác động tài chính của các mối quan hệ đã được cải thiện với các bên liên quan sẽ dẫn tới cải thiện khả năng sinh lời. Berman và Wicks (1999) lập luận rằng việc quản lý các bên liên quan nâng cao khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ lệ hoàn vốn trên tài sản (ROA) của một doanh nghiệp.
Khi phản ánh kết quả hỗn hợp của các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ TNXHDN và khả năng sinh lời, Carroll (1991) lập luận rằng lợi ích TNXHDN có thể bị chôn vùi sâu trong nhiều mối quan hệ tổ chức khác nhau đến mức thật ngây thơ khi nghĩ rằng chúng ta có thể loại bỏ một phần hoặc cô lập một mối quan hệ có thể để chứng minh được với khả năng sinh lời.
Peterson (2004) và Carroll (2000) cho rằng đã không còn đo lường mối tương quan giữa thước đo TNXHDN và thước đo khả năng sinh lời, và một phương án hiệu quả hơn là xem xét tác động của TNXHDN đối với từng bên liên quan. Tương tự, Fombrun và cộng sự (2000) cho rằng mối tương quan đơn giản giữa TNXHDN và khả năng sinh lời là không thể bởi vì TNXHDN tác
động đến lợi nhuận thông
23
qua các tuyến trung gian. Các tuyến trung gian này bao gồm các “lợi ích kinh doanh” như: nâng cao hình ảnh và danh tiếng; tăng doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng; tăng khả năng thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên; tiết kiệm chi phí; và tăng khả năng tiếp cận vốn. Cùng quan điểm này, nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên và cộng sự (2014) cũng đề cập đến mối quan hệ trung gian của lợi ích kinh doanh (gồm các yếu tố: Tiếp cận vốn, Thu hút và giữ chân nhân viên, Danh tiếng, Thu hút và giữ chân khách hàng) giữa TNXHDN và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ. Có thể xem xét cụ thể như sau:
1.3.1. Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Neville và cộng sự (2005) xác định danh tiếng là một biến trung gian giữa TNXHDN và khả năng sinh lời. Deephouse (2000) đã định nghĩa danh tiếng là “sự đánh giá của các bên liên quan về một doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như ảnh hưởng, sự tôn trọng và kiến thức của họ”. Danh tiếng rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp, là tài sản có giá trị lớn trong thị trường cạnh tranh ngày nay (Robert và các cộng sự, 2002). Quan điểm dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp lập luận rằng danh tiếng là nguồn lực dẫn đến lợi thế cạnh tranh, báo hiệu cho các bên liên quan về sức hấp dẫn của doanh nghiệp, những người sau đó sẵn sàng ký hợp đồng với doanh nghiệp hơn. Theo Roberts (2003), danh tiếng tốt nâng cao giá trị của mọi thứ mà tổ chức nói và làm. Danh tiếng xấu làm giảm giá trị sản phẩm và dịch vụ, làm cho khách hàng dễ tẩy chay hơn, dẫn tới sự suy giảm doanh số bán hàng là điều có thể xảy ra.
TNXHDN là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển danh tiếng của một doanh nghiệp. Schiebel và Pochtrager (2003) lập luận rằng một doanh nghiệp được coi là có trách nhiệm với xã hội sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cao uy tín của mình với công chúng, cũng như danh tiếng của họ trong cộng đồng doanh nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn và đối tác thương mại của chính doanh nghiệp đó. Ngoài ra, các tin tức TNXHDN tích cực có ảnh hưởng tốt đến hình ảnh của doanh nghiệp nhưng lưu ý rằng ảnh hưởng xấu
của tin tức TNXHDN tiêu cực còn rộng hơn nhiều. 24
Theo Fombrum và Shanley (1990) thì bằng cách báo hiệu cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, danh tiếng có lợi có thể cho phép doanh nghiệp tính giá cao hơn. Ngoài ra, người ta cũng lập luận rằng các nhà cung cấp ít quan tâm đến các rủi ro trong hợp đồng khi ký hợp đồng với các doanh nghiệp có danh tiếng cao (theo Roberts và Dowling, 2002). Hơn nữa, danh tiếng có thể giúp thu hút nhân viên và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp, và thu hút các nhà đầu tư (Fombrun và Shanley, 1990). Danh tiếng cũng rất quan trọng không chỉ vì tiềm năng tạo ra giá trị mà còn vì đặc tính vô hình của chúng khiến việc phát triển của các doanh nghiệp cạnh tranh trở nên khó khăn hơn đáng kể. Trong một thế giới tràn ngập các sản phẩm tiêu dùng, dường như danh tiếng về hành vi có trách nhiệm với xã hội sẽ là cách để phân biệt một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
1.3.2. Tăng lòng trung thành và thu hút khách hàng.
Khách hàng là một bên liên quan quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, và sự thu hút cũng như lòng trung thành của khách hàng là yếu tố cơ bản đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Theo Dawkins và Reichheld (1990) báo cáo rằng tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% sẽ tăng lợi nhuận từ 25% đến 95% trong một loạt các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, theo Hanks (2007), chỉ cần cải thiện 5% trong việc giữ chân khách hàng có thể dẫn đến tăng 75% lợi nhuận. Theo Howarh Schults – chủ tịch của Starbuck thừa nhận rằng khách hàng ngày ủng hộ bằng những tờ đô-la của họ cho những doanh nghiệp có giá trị mà họ ngưỡng mộ. Pivato và cộng sự (2008) phát hiện ra rằng nhận thức của người tiêu dùng về một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội sẽ được gán với mức độ tin tưởng cao hơn về chính doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điều này cuối cùng dẫn đến tăng doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
Bên cạnh những yếu tố truyền thống quan trọng nhất đối với người tiêu dùng như chất lượng, giá trị đồng tiền và hiệu quả tài chính; người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến hành vi xã hội của một doanh nghiệp (Dawkins và Lewis, 2003).
Baron (2008) cho rằng người tiêu dùng đang chuyển đổi thái độ thành hành vi. Lập luận này cho rằng thông qua hành vi mua hàng của họ, người tiêu dùng thưởng cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội bằng cách