Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu về sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử và bài học cho Việt Nam. (Trang 29 - 31)

Trong xu hướng tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại, nền kinh tế thế giới trở nên năng động giữa các quốc gia, khái niệm chuỗi giá trị không chỉ dừng lại trong phạm vi một ngành, một doanh nghiệp trong một quốc gia điển hình mà chuỗi giá trị đã mang tính chất tồn cầu được thể hiện bằng việc tham gia đầu tư, sản xuất của những công ty xuyên quốc gia tại nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, định nghĩa chuỗi

giá trị tồn cầu được hình thành và trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

“Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain): mô tả tất cả các công đoạn sản

xuất sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện ở nhiều nước, chủ yếu là các doanh nghiệp từ ý tưởng, thiết kế, sản xuất lắp ráp, marketing và bán hàng, hỗ trợ người tiêu dùng với mục tiêu là giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo giá trị tối đa cho khách hàng”.

Theo ông Michael Porter, “Chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động để đưa một sản phẩm từ khái niệm đến khi đưa vào sử dụng và cả sau đó. Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc được phân phối giữa các doanh nghiệp khác nhau”. Chuỗi giá trị này có thể được thực hiện trong phạm vi

một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu – Global Value Chain (GVC).

Dựa trên quan điểm này của Michael Porter, năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ là Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm: “Chuỗi giá trị toàn cầu

là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức tồn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng”.

Chuỗi giá trị tồn cầu (Global Value Chain – GVC) có thể được hiểu là một dây chuyền kinh doanh – sản xuất mang tính chất tồn cầu hóa, trong đó những nhân tố đóng vai trị then chốt trong mỗi khâu trong chuỗi là những doanh nghiệp tại những quốc gia khác nhau tham gia vào chuỗi giá trị bằng những công đoạn khác nhau như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cung cấp nguyên liệu đầu vào, thiết kế sản phẩm, sản xuất, phân phối... GVC cho phép những công đoạn này đặt ở những quốc gia khác nhau, tận dụng lợi thế so sánh của từng quốc gia với mục đích đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong GVC, những tập đồn xun quốc gia thường đóng vai trị chủ đạo trong chuỗi bởi tính chất linh hoạt và năng động trong thương mại quốc tế, thu hút đầu tư, thu hút hợp tác. Mặt khác, GVC mở ra cơ hội phát triển cho

những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thế giới bằng cách cho phép những doanh nghiệp này trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi.

Hơn nữa, do giá nhân công tại các nước đang phát triển ngày càng tăng cao, việc thuê sản xuất bên ngoài (outsourcing) hoặc thuê nước ngoài sản xuất (offshoring) là điều tất yếu mà các công ty xuyên quốc gia cần làm. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc chủ động trở thành một mắt xích trong GVC bằng cách tận dụng những thuận lợi của địa phương về lao động và tài nguyên của những doanh nghiệp tại những nước đang phát triển giúp họ đạt được lợi nhuận cao hơn, được tiếp xúc với những công nghệ sản xuất hiện đại của các cơng ty đa quốc gia.

Tóm lại, nhận biết những lợi thế so sánh của bản thân doanh nghiệp, tham gia vào chuỗi, nâng cấp vị thế doanh nghiệp trong chuỗi, trở thành chủ thể chính của những khâu có giá trị gia tăng cao nhất là mục tiêu chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp, quốc gia trong quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu về sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử và bài học cho Việt Nam. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w