Hình thức kiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Viện kiểm sát quân sự Quân khu

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 35 - 37)

gia giao thông đường bộ của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 5

Khái niệm về hình thức được hiểu “là cái bên ngoài” [13, tr.344], cái

chứa đựng nội dung. Như vậy, ta có thể hiểu được khái niệm hình thức của kiểm sát điều tra là cách thức thực hiện, biện pháp để giải quyết những nội dung kiểm sát điều tra.

Hình thức kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung, vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng được thực hiện qua hai hình thức, đó là kiểm sát trực tiếp và kiểm sát gián tiếp.

- Kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát trực tiếp là Kiểm sát viên có mặt, tham gia kiểm sát hoạt động nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo việc điều tra vụ án được khách quan, trung thực, phát hiện kịp thời các dấu vết, chứng cứ có giá trị chứng minh trong vụ án. Đồng thời qua đó, Kiểm sát viên phát hiện các vi phạm, thiếu sót trong quá trình tiến hành các hoạt động của Cơ quan điều tra để yêu cầu khắc phục đúng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật Tố thụng hình sự năm 2015, khi Điều tra viên tiến hành 07 hoạt động điều tra vụ án hình sự sau đây thì Kiểm sát viên phải tham gia kiểm sát, đó là: Hoạt động đối chất, theo quy định tại Điều 189 BLTTHS; hoạt đông khám xét, theo quy định tại Điều 193 BLTTHS; hoạt động nhận dạng, theo quy định tại Điều 190 BLTTHS; hoạt động nhận biết giọng nói, theo quy định tại Điều 191 BLTTHS; hoạt động khám nghiệm hiện trường, theo quy định tại Điều 201 BLTTHS; hoạt động khám nghiệm tử thi, theo quy định tại Điều 202 BLTTHS và hoạt động thực nghiệm điều tra, theo quy định tại Điều 204 BLTTHS.

Trong đó, hoạt động khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra bắt buộc phải có Kiểm sát viên tham gia kiểm sát. Đối với các hoạt động điều tra còn lại , nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản. Ngoài ra, Kiểm sát viên có thể kiểm sát trực tiếp ở các hoạt động khác của Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án khi thấy cần thiết, như tham gia vào kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hoặc tham gia trong hoạt động giám định, định giá tài sản….

- Kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát gián tiếp, là Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát điều tra thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để kiểm sát toàn bộ quá trình hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.

Tùy từng vụ án, hoạt động điều tra cụ thể mà KSV thực hiện chức năng kiểm sát bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp. Điều đó, đòi hỏi KSV khi kiểm sát các hoạt động điều tra của CQĐT, phải nắm chắc quy định pháp luật, có kỹ năng nghiệp vụ đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm sát cả về nội dung và hình thức hoạt động điều tra, có như vậy mới nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát điều tra, xử lý các vụ án hình sự nói chung, vụ án vi phạm quy định về TGGTĐB nói riêng.

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 35 - 37)