Để xác định mức độ mài mòn và tính chất sửa chữa, phải tháo rời các chi tiết trong hệ thống lái.
Khi tháo tay lái và đòn quay đứng phải dùng van tháo. Những hư hỏng chính của các chi tiết hệ thống lái là: mòn thanh răng – bánh răng, ống lót, vòng bi và ổ lắp vòng bi. Mặt bích bắt chặt cacte bị sứt mẻ và nứt, mòn bạc ở cácte dành cho ổ bi kim đở ổ trục của đòn quay đứng và các chi tiết của khớp cầu thanh chuyển hướng, thanh chuyển hướng bị cong.
Phải thay thanh răng của cơ cấu lái nếu bề mặt làm việc của thanh răng mòn rỏ rệt hay lớp tôi bị tróc ra. Thải bỏ cung răng nếu bề mặt có khe nứt hay vết lõm.
Cổ trục của đòn quay đứng, nếu mòn thì phải phục hồi bằng cách mạ crôm rồi mài theo kích thước danh nghĩa. Cổ trục có thể phục hồi bằng cách lắp vào cacte những ống lót bằng đồng thanh đã được mài theo kích thước sửa chữa. Đầu có ren của đầu trục đòn quay đứng nếu bị cháy thì phục hồi bằng cách hàn đắp bằng hồ quang điện rung. Trước hết phải tiện hết ren củ trên máy tiện rồi hàn đắp kim loại, tiện trên kích thước danh nghĩa định và cắt ren mới. Trục của đòn quay đứng nếu bị xoắn thì phải loại bỏ.
Các ổ lắp vòng bi cơ cấu lái, nếu bị mòn thì phục hồi bằng cách lắp thêm chi tiết phụ. Muốn vậy phải khoan rộng lỗ, lắp ép vào đó một ống lót và gia công đường kính trong của nó theo kích thước của vòng bi.
Những chổ sứt mẻ và khe nứt trên mặt bích cacte khắt phục bằng phương pháp hàn. Thường dùng hàn khí, có nung nóng toàn bộ chi tiết trước khi hàn.
Lỗ trên cácte dành cho ổ bi kim đở trục tròn quay đứng niếu bị mòn thì doa lại theo kích thước sửa chữa.
Trong cơ cấu dẫn động lái, chốt cầu và máng lót thanh chuyển hướng ngang bị mòn nhanh hơn, còn các đầu thì mòn ít hơn. Ngoài ra còn có những hư hỏng khác là do mòn lổ ở mút thanh, cháy ren, lò xo ép các máng đệm vào chốt cầu bị gãy hoặc yếu.
Tuỳ theo tính chất mài mòn mà xác định khả năng tiếp tục sử dụng của nắp thanh chuyển hướng ngang hay từng chi tiết. Nếu cần thiết thì tháo rời khớp của nắp. Muốn vậy, tháo chốt chẻ của nút ren, vặn nút ra khỏi lổ rồi tháo chi tiết ra. Chốt cầu bị mòn, bị sứt mẻ hay có vết xước, cần thay mới. Đồng thời lắp máng lót mới của chốt cầu. Thay mới các lò xo mòn hoặc gãy.
Những hư hỏng đặc trưng của bộ trợ lực lái là không có lực tác dụng ở bất kỳ tần số quay nào của động cơ, lực không đủ lớn và không đồng điều khi quay tay lái sang bên này hay bên kia.
Để khắc phục hư hỏng trên hay tháo rời bơm ra, xả hết dầu nhờn, cọ rửa cẩn thận các chi tiết. Khi tháo lắp và sửa chữa bơm, không được tách riêng cụm chi tiết nắp bơm và van chuyển, stato, rôto và cánh bơm.
KẾT LUẬN
Sau thời gian làm đồ án vời để tài nghiên cứu về hệ thống lái trợ lực thủy lực trên xe Toyota Vios 1.5E đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Đồ án tốt nghiệp bao gồm các nội dung:
Thuyết minh
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Toyota Vios 1.5E
Chương 2: Đặc điểm kết cấu hệ thống lái trên xe Toyota Vios 1.5E Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái trên xe Toyota Vios 1.5E Chương 4 : Chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái xe Toyota Vios 1.5E Bản vẽ:
Gồm 4 bản vẽ A0
Qua quá trình tìm hiều sách vở, tài liệu và kiến thức thực tế em đã hiểu biết thêm và sâu sắc hơn về hệ thống lái trên oto, đặc biệt là hệ thống lái trợ lực thủy lực trên xe Toyota Vios 1.5E
Từ việc nghiên cứu em đã biết được về một số hệ thống lái thông dụng trên oto hiện đại với cấu tạo các bộ phận, đặc điểm và nguyên lý làm việc riêng. Biết được kết cấu, nguyên lí làm việc và ưu điểm của hệ thống lái thực tế trên xe Toyota Vios 1.5E. Tính toán kiểm nghiệm một số chi tiết trong hệ thống lái.
Ngoài ra em còn hiểu biết thêm về cách tháo lắp cũng như những hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái và những nguyên nhân gây hư hỏng, từ đó tìm phương án kiểm tra sửa chữa, thay thế các chi tiết trên hệ thống lái.
Trong quá trình làm đồ ngoài tìm hiểu trên tài liệu em được thầy giáo hướng dẫn là thầy Nguyễn Văn A hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức chuyên ngành, giải đáp thắc mắc và sửa chữa những cái chưa đúng. Từ đó em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy cô góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lý thuyết ôtô máy kéo – Năm 1993
Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng.
[2] . Thiết kế tính toán ôtô - máy kéo – Năm 1971
Trương Minh Chấp, Dương Đình Khuyến, Nguyễn Khắc Trai.
[3]. Chi tiết máy Tập I, tập II – Năm 1997
Nguyễn Trọng Hiệp.
[4]. Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản giao thông vận tải – Năm 1996
Nguyễn Khắc Trai.
[6]. Thiết kế hệ thống lái của ôtô - máy kéo bánh xe, Trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội – Năm 1991 Phạm Minh Thái.
[7]. Tính điều khiển và quỹ đạo chuyển động của ôtô - Năm 1997
Nguyễn Khắc Trai.
[8]. Toyota service training.
[9]. Một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của các hãng: Toyota, Nissan, Honda…