Thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ

Một phần của tài liệu Nguyễn Trung Dũng -1906012009 - KDTM26 (Trang 76 - 78)

6. Kết câu của đề tài

2.3.1 Thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ

Xuất khẩu dịch vụ du lịch đem về nguồn thu cho nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng, thu về ngoại tệ.

Doanh thu về du lịch, doanh thu từ kinh doanh hàng hóa phục vụ khách du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch và nộp vào ngân sách nhà nước có mức tăng trưởng cao, không thua kém các ngành kinh tế hàng đầu đất nước. Kinh doanh hàng hóa phục vụ du khách quốc tế đã đóng góp vào doanh thu chung của ngành du lịch, góp phần tăng thu ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu và đầu tư, đồng thời đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động trực tiếp bán hàng và hàng vạn lao động gián tiếp khác, giải quyết được phần nào nạn thất nghiệp, nhân công nhàn rỗi ở nước ta.

Theo báo cáo của Tổng cụ Du lịch năm 2019, Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó: Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của khách du lịch quốc tế với 18 triệu lượt khách, du lịch

mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3% đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 %.

Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch hiệu quả

- Du lịch MICE: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định mục tiêu “Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững”. Chiến lược chú trọng phát triển loại hình du lịch MICE, thể thao, chăm sóc sức khỏe để thu hút cả thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa. Các điểm đến trong nước phát triển loại hình du lịch MICE được nêu rõ, gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và thành phố Hồ Chí Minh.

- Du lịch làng nghề: Thông qua các hoạt động bán hàng hóa phục vụ du khách quốc tế như đồ lưu niệm, quà tặng... đã làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho một bộ phận nhân dân. Giúp định hướng và tái cơ cấu lại những hoạt động bên ngoài tour du lịch, làm sống lại một số nghề thủ công truyền thống. Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó góp phần phát triển hơn đời sống kinh tế – xã hội địa phương, ngành, vùng. Ngoài ra, việc khôi phục, bảo tồn, phát triển, tái сơ сấu du lịсh làng nghề đã giúр làm sống lại một số nghề thủ сông truyền thống, giа tăng thu nhậр, ổn định đời sống nhân dâni sự phát triển của ngành du lịch.

- Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, ngành dịch đang khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh…); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long – Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha)…

Kích cầu hoạt động mua sắm tới khách du lịch

Nhiều thành phố lớn và một số trung tâm du lịch đã hình thành những mạng lưới, những cửa hàng chuyên kinh doanh hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tế đạt hiệu quả cao. Những trung tâm thương mại được xây dựng và phát triển. Việt Nam cố gắng từng bước đạt được những kết quả như Thái Lan hay Singapore để thu về ngoại tệ từ hoạt động mua sắm của du khách. Bên cạnh đó việc xây dựng những tuyến phố du lịch mua sắm cũng là một trong những hoạt động kích cầu mua sắm các sản phẩm địa phương, quảng bá hình truyền thống của đất nước.

Các giải thưởng du lịch Việt Nam đã đạt được

Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt được những giải thưởng uy tín sau khi đã đón số lượt khách du lịch quốc tế kỉ lục 18 triệu lượt đánh dấu sự thành công của ngành du lịch Việt Nam :

- Điểm đến di sản hàng đầu thế giới (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến golf tốt nhất thế giới (lần đầu tiên do World golf Awards trao tặng);

- Điểm đến hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á (lần thứ 2 liên tiếp do World Travel Awards trao tặng);

- Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á (lần đầu tiên do World Travel Awards trao tặng);

Một phần của tài liệu Nguyễn Trung Dũng -1906012009 - KDTM26 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)