6. Kết câu của đề tài
3.2.1 Giải pháp vĩ mô
❖ Hoàn thiện các chính sách phát triển ngành dịch vụ du lịch
a. Về chính sách thuế quan
- Dịch vụ du lịch phục vụ khách quốc tế được cho là hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Việt Nam nên áp dụng chính sách hoàn thuế đối với khách du lịch khi mua sắm để hạ giá sản phẩm, thúc đẩy mua sắm, tăng chi tiêu. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ kích cầu mua sắm, tăng sức hút cho du lịch Việt Nam như những gì Thái Lan và Singapore đã làm.
- Ngoài thuê giá trị gia tăng thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng làm tăng giá thành sản phẩm khi khách du lịch quốc tế mua sắm tại Việt Nam. Điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt là việc cần thiết vì có thể coi khách du lịch làm một nhà xuất khẩu được hưởng ưu đãi là phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá phục vụ khách du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và bán hàng lưu niệm, hàng thủ công truyên thống. Nếu chính sách tốt sẽ có thể thúc đẩy và tăng giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch như tiền lệ trước đấy Bộ Thương mại đã từng hỗ trợ việc xuất khẩu và đạt kết quả tốt.
b. Về chính sách xuất nhập cảnh
- Triển khаi thựс hiện сhính sáсh visа điện tử thео Nghị Định 07/2017/NĐ-СР ngày 25/01/2017 сủа Сhính Рhủ, áр dụng сáс hình thứс thаnh tоán điện tử nhằm mаng lại sự tiện lợi сũng như thúс đẩy tiêu dùng hàng hоá và dịсh vụ du lịсh Việt Nаm. - Dưới tác động của dịch Covid-19, chấp nhận hành khách có giấy chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine và thực hiện xét nghiệm nhanh tại sân bay trước khi nhập cảnh để đảm bảo an toàn và phát hiện kịp thời các ca nhiễm với số lượng biến chủng tăng. - Hoàn thiện khung chính sách miễn thị thực cho khách từ các khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á do đây là thị trường tiềm năng, đóng góp vào tỷ trọng doanh thu cho xuất khẩu dịch vụ du lịch tại Việt Nam.
c. Về chính sách quy hoạch, bảo tồn
- Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển, quy hoạch khu vực du lịch, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương tạo sự liên kết, đồng bộ của tất cả các bên liên quan.
- Xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam theo mục tiêu phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh
- Khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu phức hợp quy mô lớn tại các điểm du lịch, thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Nha Trang… Kết hợp các loại hình khách sạn - khu mua sắm - vui chơi, giải trí không chỉ phục vụ kinh doanh du lịch mà còn phục vụ chung cho cộng đồng.
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động vốn đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du
lịch, có chính sách thuận tiện cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh
d. Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sau dịch bệnh Covid – 19
- Giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch
- Đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động.
- Kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021.
- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện cho các doanh nghiệp lữ hành, điểm du lịch do các doanh nghiệp lữ hanh.
❖ Tăng cường công tác quản lý thị trường
Hiện tượng hàng kém chất lượng, hàng không có xuất sứ rõ ràng đã và đang lan tràn trên thị trường. Công tác quản lý thị trường cần được nâng cao, giảm thiểu rủi ro khách quốc tế mua phải hàng giả, hàng nhái.
Các sản phẩm xuất khẩu thông qua du lịch cần được áp dụng theo hệ chuẩn ISO và Cục đo lường kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ khách quốc tế, dán tem mác rõ ràng nguồn gốc xuất sứ. Từ đó tạo niềm tin cho du khách nước ngoài khi mua các sản phẩm Made in Vietnam đạt chuẩn ISO.
❖ Đẩy mạnh việc quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế
Thành tích chống dịch của Việt Nam là cơ hội tuyệt vời để quảng bá, tạo ra nhu cầu với du lịch Việt Nam. Quảng bá du lịch là cách nhanh nhất để lan tỏa đến khách du lịch quốc tế, thu hút lượng lớn khách du lịch toàn cầu trong thời gian ngắn. Kích cầu thông qua giảm giá dịch vụ, tặng quà… Thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá phù hợp để phục hồi, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, khẳng định Việt Nam là nơi an toàn cho bạn bè quốc tế tham quan và trải nghiệm.
Việt Nam cần tạo cho du khách quốc tế ấn tượng về điểm đến an toàn từ khách sạn, quy trình thủ tục. Không chỉ đưa ra tiêu chí an toàn mà còn phải lựa chọn thị trường an toàn. Vì vậy, cần có những hỗ trợ dành riêng cho các doanh nghiệp du lịch, kích cầu trực tiếp từ nội địa đến quốc tế. Ưu tiên tại các thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga,
Australia và châu Âu. Thông điệp "Du lịch Việt Nam an toàn" ngành du lịch đang thực hiện sẽ là tiền đề tạo uy tín lâu dài với du khách, đem đến hình ảnh Việt Nam mới mẻ, hấp dẫn.
Hợp tác quốc tế về du lịch cần được đa dạng hóa như lồng ghép hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết hợp sự kiện quốc tế với xúc tiến quảng bá để tranh thủ thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển du lịch. Tập trung khai thác thị trường du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc vì dịch bệnh ở các quốc gia này đã được khống chế. Hợp tác cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc tạo ra vùng du lịch biệt lập để giúp du lịch Việt Nam vượt lên Thái Lan. Việt Nam đang ở vị trí mới so với Thái Lan trong việc thu hút du khách Trung Quốc và Hàn Quốc thời hậu COVID-19.
Thêm vào đó, năm 2020 là năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam sẽ mang đến cơ hội tốt để ngành Du lịch phối hợp với các ngành khác cùng thúc đẩy hợp tác toàn diện nội khối ASEAN và mở rộng quan hệ với các quốc gia đối tác. Đây cũng là cơ hội để Du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng quảng bá hiệu quả hình ảnh văn hóa, thiên nhiên và con người thân thiện tới các đoàn đại biểu, doanh nghiệp và báo chí quốc tế, tạo ấn tượng tốt đẹp.
❖ Các ban ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ để phát triển du lịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ
- Ngành văn hóa - du lịch và ngành y tế cần có mối quan hệ chặt chẽ. Các cơ quan chuyên môn cần xây dựng bộ tiêu chuẩn an toàn phòng chống dịch COVID-19 được áp dụng tại các điểm đến, các địa phương. Từ đó, đưa Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thu hút khách du lịch.
- Bộ Tài chính áp dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động mất việc làm trong cơ sở lưu trú du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo tối ưu hoá lợi thế địa phương. Triển khai gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng (tương đương 10,5 tỉ đô la Mỹ) cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng hỗ trợ gói 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ)
- Quy hoạch khu du lịch cần phải phối hợp với ngành Nông – lâm – ngư nghiệp sao cho bảo đảm được khả năng sản xuất của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, bảo tồn tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề.
- Ngành du lịch xây dựng giá tour có tính cạnh tranh với các thị trường khác kết hợp với mua sắm hàng hóa, doanh nghiệp du lịch cần chủ động đầu tư, kết hợp với các doanh nghiệp thương mại, các làng nghề truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng khám phá quá trình sản xuất kết hợp mua sắm quà lưu niệm.
❖ Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, chuyển đổi số toàn ngành du lịch
Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ số là cần thiết trong thời đại 4.0. Đại dịch diễn ra đã khiến việc sử dụng thiết bị di động và công cụ số càng trở nên thiết yếu. Thời gian tới, cần đầu tư nhiều hơn vào giải pháp truyền thông số cho các phương án truyền thông xúc tiến du lịch, thay cho các kênh truyền thông cũ, như: roadshow, hội chợ… vốn khó đo lường hiệu quả và không còn phù hợp với xu hướng thị trường.
Các nền tảng ứng dụng xây dựng theo hướng hỗ trợ cho du khách đặt giữ chỗ khách sạn, vé máy bay, thông tin địa điểm du lịch an toàn … sẽ dễ tiếp cận khách du lịch. Ngoài ra, các ứng dụng sức khỏe, khai báo y tế cũng cần nâng cấp để phục vụ việc di chuyển khi qua các cửa khẩu, cảng hàng không quốc tế.