Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng

Một phần của tài liệu Chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 36)

2. Sự cần thiết chuyển đổi một số DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con

3.6 Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng

nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Xoá bỏ các đặc quyền đặc lợi của các doanh nghiệp nhà nước tạo môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, có như vậy thì các doanh nghiệp nhà nước mới có thể hoạt động tốt lên được. Hãy để bàn tay của kinh tế thị trường điều khiển hoạt động của cả nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu về dự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con chúng ta đã thấy được những ưu và nhược điểm của mô hình khi đưa vào hoạt động. Lý thuyết về mô hình là rất tốt đẹp, nhưng áp dụng vào thực tiễn như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính những con người đang tiến hành áp dụng. Mô hình công ty mẹ-công ty con có phát huy được ưu điểm hay không, có tạo thành " quả đấm thép" hay không phụ thuộc vào không chỉ bản thân các doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách và sự điều tiết của nhà nước. Những nhược điểm và giải pháp mà tôi đưa ra ở trên không được cho là đầy đủ, qua mỗi một giai đoạn nó lại có những vướng mắc khác nhau, và cần có những biện pháp khác nhau. Mặt khác, nó cũng khác nhau đối với từng bản thân mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, biện pháp tốt nhất có thể đưa ra cho các doanh nghiệp là các doanh nghiệp muốn phát triển được thì cần phải năng động. Phải biết lách qua kẽ hở của thị trường để tìm chỗ đứng cho mình ( kẽ hở của thị trường chứ không phải là kẽ hở của pháp luật). "Lớn" không phải là đã tốt, "nhỏ" cũng không phải là không tốt, doanh nghiệp Việt Nam cũng như các con cá nhỏ trong một chậu nước lớn, thị trường chính là cái chậu lớn, cá lớn không phải là ít, nó có thể nuốt chửng chúng ta bất cứ lúc nào nhưng nó cũng gặp phải không ít khó khăn đó là khó vùng vẫy và khó cạnh tranh với các cá lớn khác. Vì vậy, không quá khó để ta đi tìm nguồn sống cho riêng mình. Và chúng ta cũng nên lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia kinh tế của nước bạn là hãy nên thận trọng khi thành lập công ty mẹ-công ty con, đừng tiến hành thành lập ồ ạt mà phải nghiên cứu kỹ trước khi hành động. Hãy lấy bài học của Trung Quốc thành lập ít tập đoàn mẹ-con thôi nhưng hoạt động rất có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật doanh nghiệp 2005-Nhà xuất bản lao động/2005.

2. Thu Hương/ “Song sinh công ty mẹ-công ty con đã đủ điều kiện sống”_Nhịp sống Công nghiệp-05/2003.tr4-tr6.

3. Trần Đồng Bằng_Viện IMI với vai trò công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con_Nhịp sống Công Nghiệp-05/2003. tr35-50.

4. Hồng Vân_Mô hình Công ty mẹ-công ty con ở Trung Quốc_Nhịp sống Công Nghiệp-05/2003.Tr51.

5. Nhóm PV TCCN_Mô hình công ty mẹ-công ty con cần có them thời gian để rút them kinh nghiệm. _Nhịp sống Công Nghiệp. 05/2003.Tr18.

6. Công văn Dị_Liên kết kinh tế trong mô hình Công ty mẹ-công ty con _Nghiên cứu kinh tế số 329.tháng 10/2005.tr13-tr22.

7. PGS-TS Trần Ngọc Thơ_Mô hình phát triển nào tốt nhất với Việt Nam._Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 4/2006.tr2-tr4.

8. TS.Nguyễn Trọng Hoài và Võ Tất Thắng. Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trở ngại thực tiễn và các gợi ý chính sách. Tạp chí phát triển kinh tế tháng 10/2005.Tr2-tr4.

9. PGS.TS Trần Ngọc Thơ_Hội chứng tập đoàn kinh tế. Tạp chí phát triển kinh tế/tháng 10/2005.Tr6-tr10.

10.Diễn đàn doanh nghiệp. Từ tổng công ty đến tập đoàn kinh doanh : bính mới rượu cũ.Tạp chí phát triển kinh tế tháng 10/2005.tr11-tr12.

Một phần của tài liệu Chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)