Sự thành lập công ty mẹ: cần phải có hướng đi đúng

Một phần của tài liệu Chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (Trang 32 - 33)

2. Sự cần thiết chuyển đổi một số DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con

3.1. Sự thành lập công ty mẹ: cần phải có hướng đi đúng

Để hạn chế những thiếu sót, chúng ta cần buộc phải lựa chọn cẩn trọng khi chuyển các công ty, tổng công ty khi tham gia vào mô hình công ty mẹ-công ty con. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chỉ cần có vài tập đoàn nhưng thật sự mạnh và hiệu quả là cũng đủ. Các giải pháp sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước như cổ phần hoá, bán, khoán sát nhập được thực hiện một cách triệt để giúp các công ty nói chung hay các tổng công ty tự phát triển nội lực trước khi tiến hành tham gia lập tập đoàn. Đồng thời, việc làm này có thể giúp cho tập đoàn có tính đa sở hữu. Việc thành lập mô hình công ty mẹ-công ty con vẫn phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. tức là mẹ con phải thực sự cần nhau. Việc thành lập công ty mẹ-con phải xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu không, thì chẳng khác nào một cuộc đổi tên thuần tuý cho các tổng công ty, mà điều này không những không đem lại lợi ích kinh tế mà thậm chí nó còn gây ra nhiều thiệt hại (chi phí chuyển đổi, sắp xếp lại mô hình, tổ chức lại nhân sự) góp phần làm gia tăng các thất bại thị trường.

Cái khó là làm thế nào mẹ phải ra mẹ. Công ty mẹ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính là kinh doanh trực tiếp và đầu tư tài chính vào công ty con. Muốn đầu tư tài chính, phải có vốn, có tiền. Những đơn vị khó khăn là thiếu vốn, là sẽ không hỗ trợ kịp thời cho công ty con, là không phát huy được điểm mạnh của mô hình. Mặt khác, khi là "mẹ" thì công ty mẹ càng có trách nhiệm nặng nề hơn, về chiến lược phát triển của công ty, đào tạo sắp xếp nhân lực, phân chia lợi nhuận…vì vậy cần có đội ngũ lãnh đạo năng động, tài ba có khả năng đảm đương trách nhiệm, thúc đẩy hoạt động của cả mô hình.

Trên cơ sở đó chúng ta thấy rằng không phải tất cả các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả đều cần chuyển sang mô hình công ty mẹ-công ty con. Những công ty làm ăn thua lỗ mà vội vã chuyển sang mô hình công ty mẹ-công ty con thì không những không phát huy được những điểm mạnh của mô hình mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả tập thể, làm gia tăng chí phí và là gánh nặng cho các doanh nghiệp khác.

Do đặc điểm của mô hình công ty mẹ-công ty con nên chỉ những doanh nghiệp sau nên chuyển đổi thành lập công ty mẹ đó là các tổng công ty nhà nước có số vốn lớn (như theo nghị quyết Trung ương 3 quy định là có vốn >500 tỷ đồng). Điều này là cần thiết do vai trò quan trọng của công ty mẹ trong quá trình hoạt động. Nếu công ty mẹ không có nguồn vốn lớn thì không thể hỗ trợ công ty con, không đầu tư vốn vào công ty con được. Mặt khác, việc quy định số vốn còn để tránh các doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện thành lập mô hình tổng công ty trước đây chuyển sang thành lập mô hình công ty mẹ-công ty con mà chưa xét đến hiệu quả thực sự, chỉ xét đến lợi ích cá nhân, sau khi thành lập liên tục đòi xin bổ sung ngân sách để đầu tư vào công ty con.

Điều kiện để thành lập mô hình công ty mẹ-công ty con là các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào mô hình cần phải được cổ phần hoá để giải quyết đứt đoạn những tồn đọng còn sót lại trong công ty, từ đó là bước đệm để tham gia vào mô hình một cách có hiệu quả.

3.2 Cần hoàn thiện hành lang pháp lý hơn nữa để trong quá trình thực hiện, công ty mẹ-công ty con có thể thực hiện thống nhất.

Một phần của tài liệu Chuyển DNNN sang mô hình công ty mẹ công ty con nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước (Trang 32 - 33)