Bảng 3.8: Lãi suất gửi tiết kiệm với khách hàng doanh nghiệp Bảng 3.9: Bảng điều tra về chính sách giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động Marketing mix tại Ngân hàng liên doanh Việt - Nga. (Trang 63 - 71)

Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ 3000 2500 2000 1500 30703008 30383008 3500

Bảng 3.2. Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga trong giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2018 2019 2020

Vốn chủ sở hữu 1070 3038 3070

Vốn điều lệ 1001 3008 3008

(Nguồn: BCTC có kiểm toán, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, giai đoạn 2018-2020)

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

(Nguồn: BCTC có kiểm toán, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, giai đoạn 2018-2020)

Trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ hơn 90%, phần còn lại là các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu tăng đột biến trong năm 2019 do tăng góp vốn điều lệ từ 2 ngân hàng mẹ là BIDV và VTB được hội đồng quản trị thông qua theo đề án tái cơ cấu VRB và thực hiện theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP (22/11/2006) và Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định vốn điều lệ tối thiểu của các TCTD là 3.000 tỷ đồng từ năm 2019. Mặc dù mức tăng vốn chủ sở hữu qua các năm có phần đóng góp chủ yếu từ

tăng vốn điều lệ (bắt đầu từ năm 2019, năm 2018 vốn điều lệ của VRB chỉ đạt 1001 tỷ đồng) nhưng sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế cũng tương đối (năm 2020 tăng 31 tỷ so với năm 2019). Điều này cho thấy kết quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đã có những đóng góp nhất định vào tăng vốn chủ sở hữu của VRB.

3.1.3.3. Hoạt động huy động vốn khá đa dạng và hiệu quả

Hoạt động huy động vốn của VRB được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại VRB

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Theo đối tượng 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100% - Huy động vốn của TCTD 2,705 37.02% 3,793 45.13% 4,586 47.02% - Tiền gửi khách hàng 4,010 54.89% 3,864 45.98% 4,977 51.03%

-Pháthànhgiấytờcógiá 591 8.09% 747 8.89% 190 1.95%

Tiền gửi theo kỳ hạn 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100%

- Tiềngửikhôngkỳhạn 311 4.25% 496 5.90% 1,075 11.02%

- Tiền gửi có kỳ hạn 6,995 95.75% 7,908 94.10% 8,679 88.98%

Tiền gửi theo loại tiền 7,306 100% 8,404 100% 9,754 100%

- Tiền gửi VND 3,202 43.83% 5,961 70.93% 6,779 69.50%

- Tiền gửi ngoại tệ 4,104 56.17% 2,443 29.07% 2,975 30.50%

(Nguồn: BCTC có kiểm toán, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, giai đoạn 2018-2020)

Huy động vốn của VRB trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 có xu hướng tăng trưởng ổn định. Năm 2019 đạt 8.404 tỷ đồng, tăng 15.03 % so với năm 2019. Năm

2020 đạt 9.754 tỷ đồng, tăng 16.06% so với năm 2019.

Xét theo đối tượng huy động: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động từ đối tượng này đạt 4.977 tỷ đồng chiếm 51.03%, năm 2019 đạt 3.864 tỷ đồng đạt 45.98%, giảm 3.64% so với năm 2018. Nguyên nhân là do trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động, mặt khác thị trường vàng và ngoại tệ tăng trưởng khá sôi động, vì vậy một nguồn vốn không nhỏ bị rút khỏi ngân hàng để đầu tư vào các thị trường trên. Đề bủ đắp số vốn thiếu hụt trên, VRB tập trung giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Do đó tổng vốn huy động từ các TCTD khác năm 2019 đạt 3.793 tỷ đồng, chiếm 45.13% tổng nguồn vốn huy động của VRB, tăng 40.22% so với năm 2018. Đối với hình thức huy động vốn từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trong 2 năm 2018 và 2019, nguồn vốn huy động theo hình thức này chiếm tỷ trọng từ 8 - 9% trên tổng nguồn vốn huy động nhưng riêng năm 2020 do sự tăng lên đáng kể của nguồn tiên gửi của khách hàng và của Tổ chức tín dụng nên tỷ trọng tiền gửi theo hình thức này giảm xuống 1.95%, đạt 190 tỷ đồng.

Xét theo kỳ hạn: Phần lớn nguồn vốn huy động của VRB là nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên chủ yếu là các khoản huy động có kỳ hạn dưới 01 năm. Năm 2018, tiền gửi có kỳ hạn của VRB đạt 6.995 tỷ đồng chiếm 95.75%, năm 2019 chỉ tiêu này đạt 7.908 tỷ đồng chiếm 94.10%, tương ứng năm 2020 đạt 8.679 tỷ đồng chiếm 88.98%. Năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn của VRB tăng 579 tỷ đồng so với năm 2019 do trong năm 2020 nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với VRB cũng như các công ty liên doanh với Nga tăng cao (Công ty Liên doanh dầu khí Vietso- Ptro, Đại sứ quán Nga, Công ty Vũng Rô…)

Xét theo loại tiền: Đồng tiền huy động chủ yếu của VRB là đồng nội tệ, tính đến cuối năm 2020, tiền gửi bằng VND của VRB đạt 6.779 tỷ đồng, chiếm 69.50% tổng vốn huy động của VRB. Tiền gửi bằng ngoại tệ của VRB chủ yếu là các khoản huy động từ các định chế tài chính trong và ngoài nước, các khoản huy động bằng ngoại tệ từ dân cư chiếm tỷ lệ không đáng kể. Bên cạnh đó VRB có ưu thế về nguồn vốn ngoại tệ do 100% vốn điều lệ của VRB được góp bằng USD, vì vậy VRB luôn linh hoạt sử dụng các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP), chủ động điều chỉnh

trạng thái ngoại tệ trong bối cảnh nguồn VND khan hiếm với lãi suất cao, tận dụng tối đa lợi thế về nguồn USD dồi dào, nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, thu lợi nhuận và đảm bảo cân đối nguồn vốn cho VRB.

3.1.3.4. Hoạt động tín dụng đảm bảo đa dạng hóa danh mục cho vay, phát huy hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng

Hoạt động tín dụng của VRB giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Quy mô tín dụng tại VRB

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tín dụng 5,480 100% 6,891 100% 8,220 100%

- Theo loại tiền tệ 5,480 100% 6,891 100% 8,220 100%

VND 6,286 55.45% 4,136 60.02% 5,398 65.67% USD 2,694 44.55% 2,755 39.98% 2,822 34.33% - Theo kỳ hạn 5,480 100% 6,891 100% 8,220 100% Ngắn hạn 4,098 74.79% 4,661 67.64% 6,093 74.12% Trung hạn 827 15.10% 1,176 17.06% 1,239 15.07% Dài hạn 554 10.11% 1,054 15.30% 888 10.81%

- Theo đối tượng 5,480 100% 6,891 100% 8,220 100%

Doanhnghiệpnhà nước 2,193 40.03% 2,620 38.02% 3,373 41.03% Doanh nghiệp tư nhân 3,014 55.01% 3,930 57.02% 4,361 53.05% Hộ sản xuất, kinh tế cá thể 272 4.96% 342 4.96% 487 5.92%

(Nguồn: BCTC có kiểm toán, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, giai đoạn 2018-2020)

Trong 03 năm gần đây, doanh số cho vay của VRB đều tăng. Năm 2019, doanh số cho vay của toàn VRB đạt 6.891 tỷ đồng, tăng 25.75 % so với năm 2018. Năm 2020 đạt 8.096 tỷ đồng, tăng 17.48 % so với năm 2019 đạt 90% kế hoạch năm 2020.

Xét theo loại tiền tệ: Doanh số cho vay VND chiếm tỷ trọng từ 55-60% tổng số dư tín dụng và tăng đều qua các năm (Năm 2018 chiếm 55.45%, năm 2019 chiếm 60.02%, năm 2020 chiếm 65.67%). Cơ cấu cho vay trên phù hợp với kế hoạch tín dụng đề ra của Hội đồng quản trị về cơ cấu cho vay VND/USD là 60/40, đồng thời phù hợp với tỷ lệ huy động vốn VND/USD mà VRB đạt được qua các năm.

Xét theo kỳ hạn: Doanh số cho vay của VRB chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn (chiếm tỷ trọng từ 65%-75%), năm 2020 chỉ tiêu này đạt 6.093 tỷ đồng, chiếm 74.12%. Các doanh nghiệp VRB giải ngân chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thường giải ngân thanh toán tiền hàng, đảm bảo nghĩa vụ với bên thứ 3…VRB không có nhiều các món giải ngân theo dự án dài kỳ vì vậy doanh số giải ngân trung và dài hạn của VRB chiếm tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, doanh số cho vay của VRB ở mỗi kỳ hạn vẫn giữ ở mức ổn định đều qua các năm và phù hợp với từng kỳ hạn của nguồn vốn huy động được.

Xét theo đối tượng: Cũng như đại đa số các Ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ khác, doanh số cho vay của VRB chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ trọng từ 50-55% đồng đều qua các năm). Năm 2020, doanh số cho vay từ đối tượng này đạt 4.295 tỷ đồng, tăng 9.28% so với năm 2019.

Từ những số liệu trên về tín dụng cho thấy kế hoạch phát triển tín dụng của VRB đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần mở rộng thị phần kinh doanh, tăng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng đồng thời cũng là kênh quảng bá hình ảnh của VRB trên thị trường một cách hiểu quả nhất.

3.1.3.5. Các hoạt động khác

- Hoạt động thanh toán: Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ thanh toán đạt 6.037 tỷ đồng, tăng 2.020 tỷ đồng so với năm 2019. Thẻ của VRB đã kết nối thành công hệ thống chuyển mạch lớn nhất Việt Nam là BanknetVN. VRB cũng đã gia nhập tổ chức

thẻ quốc tế VISA và tích cực xúc tiến phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Hiện tại, VRB đang thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, dịch vụ Western Union, thanh toán quốc tế.

VRB cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán trong nước thông qua hê ̣thống Ngân hàng điên tử và mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Đặc biệt, VRB còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ chuyển tiền trong nước, quản lý tài sản cùng với các dịch vụ tiền gửi và trả lương cho nhân viên.

Dịch vụ chuyển tiền quốc tế của VRB trong thời gian vừa qua đã được phát triển mạnh. VRB hiện đang thực hiện dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông qua SWIFT, Western Union, thanh toán séc quốc tế, phát hành hối phiếu ngân hàng, thanh toán biên mậu và các dịch vụ chi trả kiều hối. Dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng ngày càng mở rộng thêm một số khách hàng lớn.

- Các hoạt động dịch vụ

Hiên nay, VRB đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ. Thanh toán thẻ Master Card, Visa Card, thu đổi ngoại tệ.

Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi đối với khách hàng và đem laị hiệu quả kinh doanh cho VRB. Đến 31/12/2020 có trên 30.000 tài khoản cá nhân trong đó 8.120 thẻ ghi nợ với số dư trên 50 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 21 tỷ. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh cho VRB.

Trong năm 2020, ngân hàng đã thu đổi 3,5 triệu USD. Ngoài ra, VRB đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, JPY, AUD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng còn hạn chế.

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt gần 3 triệu USD, Western Union đạt gần 1 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt gần 200 ngàn USD.

- Dịch vụ quản lý và kinh doanh vốn

và ngoài nước, đảm bảo có giá mua bán hơp lý, đảm bảo luôn thấp hơn giá mua bán trên thi ̣trường liên ngân hàng , phục vụ kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngoại hối chính do VRB cung cấp bao gồm giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ. VRB hiện là một trong số rất ít các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm quyền chọn ngoại tệ.

Kể từ bắt đầu thành lâp vào năm 2006, VRB bắt đầu cung cấp các sản phẩm phái sinh cũng như tham gia tích cực vào thị trường hàng hóa.

Năm 2020, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 25 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.

- Hoạt động phát triển mạng lưới: Kể từ khi chính thức khai trương hoạt động ngày 19/11/2006, đến nay VRB đã có mạng lưới rộng khắp gồm Hội sở chính và Sở giao dịch tại Hà Nội, 5 chi nhánh cùng các phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước như: Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Hải Phòng. Bên cạnh đó, VRB đã mở Văn phòng đại diện tại Matxcơva và đến ngày 14/12/2009, Ngân hàng 100% vốn của VRB - Ngân hàng VRB Matxcơva đã chính thức khai trương hoạt động.

3.1.3.6. Về kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của VRB giai đoạn 2018-2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB giai đoạn 2018-2020

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 45 28 59

2 ROA (Lợi nhuận sau thuế/TTSbq) (%) 0.40 0.23 0.45

3 ROE (LNST/VCSH bq) (%) 4.21 0.92 1.92

(Nguồn: BCTC có kiểm toán, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, giai đoạn 2018-2020)

Qua kết quả kinh doanh nói trên, có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh của VRB là tương đối khả quan, mặc dù cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế nhưng hàng năm VRB vẫn kinh doanh có lãi. Năm 2019, mặc dù là năm đỉnh điểm khó khăn của nền kinh tế với nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, sát sao từ Ngân hàng nhà nước, lợi nhuận của VRB giảm 17 tỷ đồng tương ứng giảm 37% so với năm 2018 nhưng vẫn đạt 28 tỷ đồng. Đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 59 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2019.

Các chỉ số ROA và ROE của VRB đạt ở mức thấp, cho thấy việc đầu tư sinh lợi trên Tổng tài sản bình quân và Vốn chủ sở hữu của VRB chưa thực sự hiệu quả. Năm 2019, chỉ số ROA chỉ đạt 0.23%, ROE đạt 0.92% do trong năm 2019, VRB tăng vốn điều lệ làm tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tăng tương ứng nhưng lợi nhuận lại giảm nên kéo theo giảm 2 chỉ số ROA và ROE. Tuy nhiên, trong năm 2020, với sự tăng trưởng mạnh mẽ từ lợi nhuận (tăng ròng so với năm 2019 là 31 tỷ đồng) làm cho 2 chỉ số này có sự chuyển biến khả quan hơn.

3.2. Thực trạng hoạt động Marketing Mix tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga

3.2.1. Chính sách sản phẩm dịch vụ

Trong quá trình hoạt động, VRB không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ theo mô hình đặt khách hàng làm trọng tâm (customer - centric model). Việc xác định phân khúc khách hàng mục tiêu theo hướng lựa chọn thị trường mới nổi hoặc đang phát triển, nơi mà khách hàng chưa được làm quen nhiều với các dịch vụ ngân hàng, đồng thời phát triển các sản phẩm/gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng được VRB lựa chọn và áp dụng thường xuyên.

Đánh giá của khách hàng

Khi tác giả tiến hành bảng hỏi khách hàng về chính sách sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì thu được kết quả như sau:

Các câu hỏi được trả lời bằng cách cho điểm số từ thấp nhất (1đ) đến cao nhất (5đ) tương ứng với các mức độ như sau: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 =Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát 100 khách hàng của ngân hàng Liên doanh Việt Nga

Stt Các chỉ tiêu đánh giá Trọng số Điểm TB

Chính sách sản phẩm 1 2 3 4 5

1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động Marketing mix tại Ngân hàng liên doanh Việt - Nga. (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w