Bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy việc triển khai các nghiệp vụ BH tiền tại công ty BH NH đt PT VN (BIC) (Trang 25 - 37)

3. Những điểm loại trừ chung trong nghiệp vụ BH tiền vận chuyển và

4.2 Bồi thường tổn thất

Công ty BH sẽ BH trên cơ sở bồi thường tổn thất đầu tiên tới hạn mức được BH quy định trong phụ lục của mỗi chuyến hoặc két, và cho các tổn thất xảy ra trong thời hạn BH hoặc trong thời hạn tái tục khi công ty BH chấp nhận việc thanh toán phí.

Việc bồi thường tổn thất phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + STBH là giới hạn tối đa của số tiền bồi thường của người BH.

+ Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí BH bằng loại tiền nào thì sẽ được bồi thường bằng loại tiền đó.

Trong mọi trường hợp công ty BH sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất nếu không thông báo cho công ty BH biết trong số ngày mà công ty BH quy định sau khi có sự cố.

Vào bất cứ lúc nào công ty BH có quyền sử dụng mọi biện pháp pháp lý bằng chi phí của mình và với danh nghĩa của NĐBH để tìm kiếm khoản tiền đã bị mất và các vật là đối tượng của khiếu nại theo đơn BH đã kí kết giữa các bên. Thêm vào đó, NĐBH phải tạo mọi điều kiện hỗ trợ hợp lý cho công ty BH thực hiện công tác giám định để tiến hành bồi thường.

Công ty BH có quyền đối với các khoản tiền bị mất mà đã bồi thường cho NĐBH. NĐBH phải thực hiện mọi biện pháp đảm bảo và chuyển nhượng quyền đòi bồi thường cho công ty BH đối với khoản tiền bị mất đó khi công ty BH yêu cầu.

Công ty BH sẽ không bồi thường đối với những tổn thất nếu có sự thay đổi về các điều kiện BH tại thời điểm bắt đầu tham gia BH trừ khi có sự thỏa thuận trước của công ty BH.

NĐBH phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý vì sự an toàn của tiền và ngay khi phát hiện bất cứ sự kiện nào dẫn đến hay có thể dẫn đến khiếu nại theo đơn BH mà NĐBH đã ký kết, phải ngay lập tức thông báo cho công an và tạo mọi điều kiện hợp lý hỗ trợ cho công an trong việc truy tìm và trừng phạt thủ phạm trong việc truy tìm và thu hồi lại tiền. Mặt khác, phải thông báo về sự vụ này cho công ty BH bằng văn bản trong số ngày mà công ty BH quy định. Sau đó gửi cho công ty BH giấy đòi bồi thường và cung cấp mọi bằng chứng và chi tiết có liên quan khi mà công ty BH có yêu cầu.

Trong HĐBH tiền cũng có quy định mức miễn thường, mức miễn thường là một tỷ lệ miễn giảm trách nhiệm bồi thường của người BH khi tổn thất xảy đối với đối tượng được BH.

Có hai loại miễn thường: Miễn thường có khấu trừ và miễn thường không khấu trừ. Theo HĐBH có áp dụng miễn thường có khấu trừ x%, nếu tổn thất xảy ra vượt quá x% STBH thì người BH sẽ bồi thường phần tổn thất vượt quá đó. Theo

HĐBH có áp dụng miễn thường không khấu trừ x%, nếu tổn thất vượt quá x% STBH thì người BH sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất.

III-Phân biệt các nghiệp vụ BH tiền và BH tiền gửi

Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ BH tiền vận chuyển và tiền cất giữ trong “kho” thì việc so sánh các nghiệp vụ này với nghiệp vụ BH tiền gửi là rất cần thiết.

Nét khác biệt lớn nhất giữa BH tiền gửi và BH tiền đó là về loại hình BH. BH tiền (BH tiền vận chuyển và BH tiền cất giữ) thực chất là một loại hình BH tài sản cho các tổ chức, cá nhân khi họ có nhu cầu. Còn BH tiền gửi là loại hình BH trách nhiệm của tổ chức tín dụng đối với khoản tiền gửi của các khách hàng đem gửi.

Thêm vào đó, loại hình BH tiền gửi có đối tượng tham gia chỉ là các tổ chức, đó là các tổ chức tín dụng như: Các ngân hàng trong và ngoài nước, các chi nhánh nước ngoài, các quỹ tín dụng, các công ty tài chính. Còn trong BH tiền đối tượng tham gia rộng hơn, có thể là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, có thể là các cá nhân có nhu cầu,…

Những rủi ro dẫn đến tổn thất được BH trong BH tiền gửi là những rủi ro tín dụng như mất khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái,…Những rủi ro đó gây ra những tổn thất không lường trước được của các tổ chức tín dụng. BH tiền gửi ra đời nhằm đảm bảo an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền tại các tổ chức tham gia tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Phạm vi BH của BH tiền gửi bao gồm:

− Sự phá sản của tổ chức tín dụng

− Sự giải thể bắt buộc của tổ chức tín dụng

− Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng

− Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một lí do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng

− Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của tòa án đối với tổ chức tín dụng.

Nghĩa là phạm vi BH trong BH tiền gửi ở đây là sự phá sản, giải thể của tổ chức tín dụng, tất nhiên cũng có những loại trừ để phòng việc trục lợi BH. Còn trong BH tiền bản chất là đơn BH mọi rủi ro, các rủi ro được BH như:

− Cháy, nổ, sét đánh, động đất, núi lửa phun, giông bão, lốc, lũ lụt, sạt lở đất, tuyết lở, sóng thần.

− Trộm cắp, cướp (bằng vũ lực).

− Thiệt hại do nước chữa cháy hay các biện pháp chữa cháy gây ra.

− Thiệt hại về tiền mặt do các rủi ro bất ngờ, không lường trước được xảy ra trong quá trình vận chuyển tiền trên lộ trình và trong thời hạn được BH.

BH tiền gửi là loại hình BH trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng bị phá sản hoặc không còn khả năng thanh toán cho khách hàng. Còn trong hoạt động thường ngày của mình: Huy động vốn, cho vay, đầu tư,…thì lượng tiền mặt ra vào rất nhiều như tiền tại quỹ, tiền vận chuyển đến các chi nhánh của các ngân hàng, tới NHNN,…Để phòng tránh cho những rủi ro bất ngờ như cháy, nổ, trộm, cướp,…thì các ngân hàng có nhu cầu mua BH tiền.

Chương 2- TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TIỀN TẠI BIC GIAI ĐOẠN 2004-2006

I-Khái quát về công ty BH NH ĐT & PT VN (BIC)

1.Giới thiệu chung

Công ty BH NH ĐT & PT VN (BIC), tiền thân là Công ty LDBH Việt – Úc được cấp phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 16 tháng 07 năm 1999.

Theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính, công ty LDBH Việt - Úc đổi tên thành công ty BH NH ĐT & PT VN dựa trên cơ sở NH ĐT & PT VN mua lại toàn bộ phần vốn góp của tập đoàn BH quốc tế QBE trong công ty LDBH Việt - Úc.

Công ty BH NH ĐT & PT VN là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống NH ĐT & PT VN được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của hội đồng quản trị NH ĐT & PT VN, có vốn điều lệ là 5.000.000 USD do NH ĐT & PT VN đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, lấy tên tiếng Anh là BIDV Insurance Company, viết tắt là BIC với thời hạn hoạt động là 89 năm.

Ngày 17/10/2006 – NH ĐT & PT VN đã tổ chức lễ công bố tăng vốn điều lệ cho BIC. Đây là lần tăng vốn thứ 2 sau lần 1 tăng 100 tỷ của BIC trong năm 2006, đưa vốn điều lệ của BIC lên mức 200 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ mới này, BIC là công ty BH PNT có mức vốn đứng thứ 5 trên thị trường BH, sau Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC, VASS.

2.Lĩnh vực hoạt động

BIC có chức năng KD các loại hình BH PNT; tái BH PNT trong và ngoài nước; hoạt động đầu tư tài chính, cụ thể như sau:

- KD các sản phẩm BH PNT (BH gốc): Mặc dù là công ty mới được thành lập từ đầu năm 2006, nhưng BIC đã và đang triển khai nhiều loại hình BH, từ BH tài sản, BH kỹ thuật đến BH trách nhiệm, BH tai nạn con người, chi tiết theo biểu dưới đây:

BIỂU 2.1: DANH MỤC SẢN PHẨM BẢO HIỂM BIC ĐANG TRIỂN KHAI (TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2006) STT Nghiệp vụ BH Sản phẩm BH 1 BH tài sản 1.1 1.2 1.3

BH cháy và các rủi ro đặc biệt BH mọi rủi ro tài sản

BH gián đoạn KD 2 BH kỹ thuật 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8

BH mọi rủi ro trong xây dựng BH mọi rủi ro trong lắp đặt BH máy móc thiết bị xây dựng BH đổ vỡ máy móc

BH nồi hơi

BH thiết bị điện tử BH kho lạnh

BH tổn thất LN do đổ vỡ máy móc 3 BH tai nạn con người 3.1

3.2

BH tai nạn con người 24/24

BH bồi thường cho người lao động

4 BH xe cơ giới

4.1 4.2 4.3

BH vật chất xe

BH trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba

BH tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe 5 BH trách nhiệm 5.1 5.2 5.3 BH trách nhiệm công cộng BH trách nhiệm sản phẩm BH trách nhiệm nghề nghiệp 6 BH hàng hoá 6.1 6.2

BH hàng hoá xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng không)

BH hàng hoá vận chuyển nội địa: Đường bộ, đường sắt, nội thuỷ.

7 BH tàu

7.1 7.2

BH thân tàu

BH trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với hoạt động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam

8 BH khác 8.1 8.2 8.3 8.4 BH tiền BH trộm cắp BH tính trung thực BH tín dụng xuất khẩu

- KD tái BH các nghiệp vụ BH PNT: BIC đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác KD với các công ty tái BH có uy tín trên thế giới như Swiss Re, Labuan Re, B.E.S.T Re, Malaysian Re Berhad, Caisse Centrale De Reassurance

- Đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật: Công ty BH BIDV sẽ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác. Ngoài ra, nghiệp vụ đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty điều hoà nguồn vốn và sử dụng hợp lý tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Với nghiệp vụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp Công ty BH BIDV sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư, chiến lược vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực BH cũng như lĩnh vực có nhiều tiềm năng.

- Các dịch vụ có liên quan: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.

3.Cơ cấu tổ chức

3.1Sơ đồ tổ chức

BIC có các chi nhánh đặt tại các khu trung tâm lớn của đất nước như: TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ An, Tây Nguyên, Vũng Tàu, Bình Định, Đồng Nai, Cần Thơ. Với hệ thống đại lý rộng rãi là tất cả các chi nhánh của BIDV tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, BIC bố trí các bộ phận như sơ đồ 2.1 dưới đây:

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐT & PT VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2006)

Như vậy, nhìn vào sơ đồ thấy rõ rằng BIC tổ chức cơ cấu theo khu vực địa lý bao gồm trụ sở chính có 08 phòng, 09 chi nhánhcó cấp độ, thẩm quyền như sau:

Trụ sở chính tại Hà Nội: Điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV.

Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm: Sẽ là đơn vị trực tiếp KD. BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh của mình. Các dịch vụ phát sinh từ chi nhánh BIDV sẽ được gửi/liên hệ về chi nhánh BIC được giao phụ trách địa bàn.

CN TP. HCM PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KD 1 P. QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ P. KHIẾU NẠI P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

P. KIỂM TRA NỘI BỘ

P. KẾ TOÁN P. ĐẦU TƯ P. KD 2 CN TP. ĐÀ NẴNG HẢI PHÒNG CN TP. PHÒNG CN TP. NGHỆ AN BÌNH ĐỊNH CN CN ĐỒNG NAI VŨNG TÀU CN CN CẦN THƠ CN TÂY NGUYÊN GIÁM ĐỐC

Các văn phòng đại diện: Các văn phòng đại diện của BIC tại những vùng tiềm năng sẽ là cầu nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động khai thác BH của chi nhánh BIDV.

BIC cũng phân công các chi nhánh phụ trách các địa bàn trên toàn quốc, trong đó các phòng KD tại trụ sở chính BIC tại Hà Nội là đầu mối hợp tác đại lý BH của BIC đối với các chi nhánh BIDV khu vực phía bắc (ngoài địa bàn đã giao cho chi nhánh).

Hệ thống hỗ trợ đại lý BH của BIC đối với các chi nhánh BIDV được thực hiện như sau:

• BIC sẽ phân công/cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp các chi nhánh BIDV. Cán bộ chuyên quản lý đại lý là đầu mối liên hệ: Đào tạo nhân viên ngân hàng các kỹ năng, quy trình bán BH và kiến thức sản phẩm BH PNT. Hỗ trợ các cán bộ bán BH của ngân hàng xây dựng kế hoạch khai thác BH, tìm kiếm khách hàng và trực tiếp phối hợp cùng cán bộ bán BH của ngân hàng gặp gỡ thuyết phục khách hàng tham gia BH.

• Thêm vào đó, BIC sẽ cử cán bộ hỗ trợ thông qua điên thoại, Email, fax để trả lời những thắc mắc và trợ giúp cán bộ chuyên quản lý trong việc đào tạo nhân viên ngân hàng.

• Tại trụ sở chính cũng như các chi nhánh của BIC đều có số điện thoại nóng có thể liên lạc ngay khi cần thiết.

3.2Nhiệm vụ của các bộ phận a.Phòng tổ chức hành chính.

Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành các đơn vị thuộc bộ máy tổ chức tại trụ sở chính công ty. Kiểm tra việc tuân thủ chương trình công tác, quy chế điều hành của giám đốc.

Đối với hoạt động và định hướng của công ty, phòng thực hiện việc tổng hợp kết quả hoạt động và xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của công ty; Thực hiện việc lập báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc.

Thêm vào đó, phòng quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ các phòng tại trụ sở chính, đơn vị thành viên trong công tác quản lý cơ sở vật chất, quản lý hành chính.

Đối với hoạt động khác về lao động, an ninh, hậu cần,… thì phòng trực tiếp quản lý lao động, hành chính và các hoạt động phục vụ, đảm bảo điều kiện làm việc, an ninh cơ quan tại trụ sở chính công ty. Và đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động tại trụ sở chính công ty, thực hiện công tác hậu cần cho các hoạt động của công ty.

Hiện tại trong công ty, phòng có 06 người thực hiện các chức năng của phòng giao.

b.Phòng tài chính, kế toán điện toán

Tại BIC, có 10 nhân sự được bố trí vào công tác tại phòng cùng thực hiện các chức năng của phòng như:

− Tham mưu, giúp việc cho BGĐ về chủ trương, định hướng hoạt động liên quan đến hoạt động của phòng. Phòng tài chính, kế toán điện toán còn xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động tài chính, kế toán và chịu trách nhiệm hướng dẫn các phòng ban, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện.

− Tổ chức thực hiện, tham mưu chỉ đạo công tác kế toán tài chính của toàn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy việc triển khai các nghiệp vụ BH tiền tại công ty BH NH đt PT VN (BIC) (Trang 25 - 37)