Sau 9 tháng đi vào hoạt động trong năm 2006 với tên gọi và cơ chế quản lý mới, BIC đã dần ổn định và đạt được những kết quả bước đầu:
Thực hiện thành công việc bàn giao, chuyển giao hoạt động từ KD, không gây xáo trộn thị trường BH, không để khách hàng đối tác phàn nàn hoặc có thông tin bất lợi trên phương tiện truyền thông. Việc thanh, quyết toán giao dịch chuyển nhượng vốn đã hoàn thành.
a. Tiếp nối, duy trì được quan hệ với khách hàng cũ và gây dựng tăng quan hệ với các công ty TBH, các công ty BH gốc, các đối tác là công ty môi giới BH.
b. Đã ổn định tổ chức nhân sự, đã hoàn thành việc chuyển giao, kí lại toàn bộ hợp đồng lao động với cán bộ CNV, hoàn chỉnh cơ bản các cơ chế quyết định liên quan đến người lao động. Các cán bộ ở lại với BIC đến thời điểm hiện nay đã yên tâm công tác.
c. Từng bước xây dựng và đã ban hành tương đối đồng bộ các quy định quản lý nội bộ, các cơ chế chính sách KD và hướng dẫn nghiệp vụ. Đây là tiền đề quan trọng để đảm bảo việc kiểm soát hoạt động của công ty và làm cơ sở kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng thành viên, từng đơn vị trực thuộc.
d. Đã phát triển mạng lưới KD trực tiếp tại các địa bàn trọng điểm. Đến thời điểm hiện nay BIC đã hoàn chỉnh thủ tục pháp lý cho 10 chi nhánh và trong tháng 1/2007 đã đưa tất cả những chi nhánh này vào hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo là các phòng KD khu vực và hệ thống đại lý BH trong toàn quốc, đảm bảo mục tiêu kết thúc năm 2007 BIC sẽ có hệ thống phân phối ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc.
e. Đã xây dựng được cơ chế, phương thức và triển khai hợp tác, khai thác với hầu hết các đơn vị thành viên viên BIDV ( đây là một trong những lợi thế vượt trội của BIC so với công ty khác).
Kết quả khai thác của các đơn vị thành viên BIDV không ngừng gia tăng. Đặc biệt trong thời gian gần đây cho thấy cơ chế và phương thức này đã có hiệu quả. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ điếu đó.
BẢNG 2.1: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC CỦA BIC TỪ 2004-2006
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006
1.Doanh thu phí BH gốc Tr.đ 19.149 25.834 40.217
2.Tốc độ tăng liên hoàn % - 34,91 55,67
(Nguồn: Phòng KD Hà Nội- BIC)
Như thấy rõ ở bảng trên, doanh thu phí BH gốc tăng lên rất nhanh. Nếu năm 2004, doanh thu phí gốc là 19.149 Tr.đ, thì đến năm 2006, con số này lên đến 40.217 Tr.đ.
II-Những thuận lợi và khó khăn của công ty khi triển khai nghiệp vụ BH tiền
1.Thuận lợi
1.1Yếu tố khách quan
Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế sẽ bùng nổ, các ngành nghề phát triển, trao đổi buôn bán, lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng tăng không chỉ là tiền VNĐ mà còn cả ngoại tệ. Song hành với sự phát triển đó không thể không có các rủi ro, vì thế nhu cầu mua BH tăng là tất yếu.
- Nước ta được đánh giá là nước có tốc độ phát triển cao, với dự đoán tốc độ phát triển trên 8% trong năm 2007 tạo thêm tiền năng cho ngành BH phát triển. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 1000 – 1100 USD, đầu tư toàn xã hội đạt 39% - 40% GDP, vốn ODA đạt 11 tỷ USD, FDI đạt 25 tỷ USD, xuất khẩu đạt 69 tỷ USD, nhập khẩu đạt 70 tỷ USD, du lịch quốc tế là 6 triệu lượt người, du lịch nội địa là 23 triệu lượt người, dầu thô đạt 20 triệu thùng, khí đạt 12 tỷ m3, thép đạt 6,5 triệu tấn, xi măng đạt 50 triệu tấn, tàu biển khoảng 5 triệu tấn, tàu cá là 500 nghìn chiếc, tàu sông là 500 nghìn chiếc,…Với sự tăng cao của nền kinh tế như hiện nay, trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng mạnh như đóng tầu, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu,…tạo môi trường phát triển cho các dịch vụ BH liên quan phát triển. Đây cũng là môi trường giúp cho các công ty BH hoàn thiện hơn các sản phẩm BH của mình trong bối cảnh hiện nay.
- Lộ trình cổ phần hoá các DNNN sẽ kết thúc vào năm 2009, số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng trong đó tập quán mua BH để an toàn trong sản xuất KD của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội.
- Công tác quản lý nhà nước về BH ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp BH hoạt động lành mạnh và người dân tin tưởng hơn vào doanh nghiệp BH.
- Luật đầu tư và luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/7/2006 đều quy định các doanh nghiệp phải mua BH theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở để doanh nghiệp phát triển sản phẩm đối với những đối tượng khách hàng lớn, quảng bá giới thiệu về chính công ty mình, tạo lòng tin cho khách hàng vào doanh nghiệp mình.
1.2Yếu tố chủ quan
- Công ty BH BIDV được thành lập với 100% vốn của NH ĐT & PT VN, do đó dịch vụ BH đã trở thành một sản phẩm dịch vụ của hệ thống BIDV, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho tài sản và hoạt động tín dụng của BIDV, cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây là một lợi thế “sân nhà” của BIC. Hơn nữa, việc tìm nguồn khách hàng là dễ dàng hơn thông qua lợi thế khai thác kết hợp hình thức bancassurance của BIDV và BIC. Nguồn khách hàng ở đây thường là những người đi vay của BIDV được giới thiệu. Điều này tạo đà cho BIC tập trung đi khai thác những khách hàng tiềm năng trên thị trường như những công ty BH khác. Hiện nay BIDV đã đưa ra các quy định:
+ Đối với hoạt động tín dụng:
Toàn bộ các khoản cấp tín dụng ( bao gồm cả các khoản cho thuê tài chính) thuộc đối tượng khai thác BH phải được giới thiệu để đàm phán và thực hiện mua BH tại BIC với người thụ hưởng đầu tiên trong trường hợp xảy ra rủi ro là BIDV (thực hiện ký HĐBH 3 bên: Ngân hàng – Công ty – Khách hàng, trừ trường hợp đấu thầu BH). Đây được coi là một trong những tiêu chí/ điều kiện để xem xét cho vay vốn để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Yêu cầu khách hàng phải mua BH đối với các tài sản bảo đảm tiền vay tại BIDV và coi đây là nguồn dự phòng thanh toán thứ hai trong trường hợp có xảy ra rủi ro.
Trên cơ sở tính toán tổng thể lợi ích của hệ thống, thực hiện áp dụng cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí đối với các khoản vay lớn mà khách hàng có mua BH tại công ty.
+ Đối với hoạt động huy động vốn
Yêu cầu tất cả các đơn vị thành viên phải thực hiện mua BH tiền trong kho. Đối với các chi nhánh có nhiều điểm giao dịch cách xa Hội sở chi nhánh, có lượng vốn huy động lớn phải thực hiện việc mua BH vận chuyển tiền.
+ Đối với hoạt động dịch vụ khác
Đối với các khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh, chi nhánh có trách nhiệm giới thiệu và khuyến khích khách hàng mua BH hàng hoá vận chuyển tại Công ty.
Đối với các dịch vụ khác: Các đơn vị phối hợp với công ty để nghiên cứu thực hiện việc kết hợp bán chéo sản phẩm.
- BIC được thừa hưởng lại toàn bộ cơ sở vật chất, cách thức quản lý,…của QBE – tập đoàn BH và tái BH PNT quốc tế lớn nhất của Úc, đây cũng là một lợi thế để công ty học tập, chắt lọc những cái phù hợp với điều kiện của mình sau khi mua lại toàn bộ phần vốn góp của QBE làm của riêng mình.
- Đội ngũ cán bộ của công ty hầu hết là các cán bộ trẻ năng động và nhiệt huyết, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ. Đây cũng là một điểm rất tốt đối với công ty còn non trẻ như BIC.
- Hiện tại, những chính sách, định hướng của công ty đang tập trung vào phát triển cơ sở vật chất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong từng hoạt động của mình. Đây là một lợi thế để phát triển của công ty so với các công ty khác.
2.Khó khăn
2.1Khó khăn chung của thị trường BH
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, BH có lộ trình mở cửa hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưng chưa được sự quan tâm nhiều của các ngành các cấp. Mặt khác công tác quản lý nhà nước về hoạt động KD BH thì ngày càng hoàn
thiện và chặt chẽ hơn một mặt làm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp BH, mặt khác đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của người tham gia BH ngày một rõ ràng và chính đáng.
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp BH: Doanh nghiệp BH đang hoạt động tại Việt Nam với nhau về chất lượng phục vụ, về sản phẩm BH, về mạng lưới kênh phân phối, nguồn lực,…và các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp BH đang hoạt động tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm BH trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO. Ngoài ra các doanh nghiệp BH đang phải đương đầu với sự ra đời ngày càng nhiều của các loại hình cạnh tranh khác như tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, KD bất động sản,…Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch “lấn sân” trên thị trường.
- Trình độ dân trí ngày càng tăng nên việc lựa chọn cho mình một doanh nghiệp BH càng trở nên khắt khe hơn. Việc lựa chọn của khách hàng thường căn cứ vào thương hiệu, việc thực hiện các cam kết có uy tín không, phương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, các dịch vụ gia tăng đối với khách hàng chứ không như trước đây các doanh nghiệp BH thường hạ phí BH và khuyến mại để thu hút họ.
- Số lượng các doanh nghiệp BH nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp BH trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp này đưa ra các chính sách khác nhau để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần như quảng cáo tiếp thị, chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến hơn 5 năm),…
2.2Về phía công ty
a.Hạn chế về năng lực BH
Sau khi tách khỏi QBE, năng lực BH của BIC đã giảm đáng kể dẫn tới giảm khả năng nhận tái BH. Với năng lực BH như hiện nay, BIC sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh trong việc tiếp cận các dịch vụ lớn. Đối với các dịch vụ này, BIC phải thu xếp tái đi phần lớn phí thu được. Thị phần của BIC theo đánh giá tại thời điểm
30/6/2006 là 0,39% đứng thứ 15 trong số 16 công ty BH PNT. Thị phần đã giảm đáng kể so với thời điểm cuối năm 2005 (0,45%). Việc thị phần bị giảm sút như vậy cũng có ảnh hưởng tới các nghiệp vụ BH gốc, trong đó có nghiệp vụ BH tiền.
b.Hạn chế về nguồn nhân lực
Việc tổ chức lại công ty đã làm suy giảm đáng kể nguồn lực của công ty (cả số và chất lượng). Đã có cán bộ nghỉ việc tại BIC để chuyển sang công ty khác. Đây là một trong những khó khăn nhất trong thời gian đầu hoạt động vì những cán bộ nghỉ việc đều là những cán bộ có kinh nghiệm, nghiệp vụ cứng, trong đó có trưởng phòng KD tại trụ sở chính và GĐ chi nhánh tại TP HCM là 2 đơn vị tạo doanh thu chính của liên doanh trước đó. Sự ra đi của cán bộ đã kéo theo việc mất khách hàng (đây là đặc thù của BIC bởi BIC phân công từng cá nhóm phụ trách 1 địa bàn và trực tiếp tạo mối quan hệ với các chi nhánh ở địa bàn đó) và có ảnh hưởng tâm lý đối với cán bộ ở lại.
Hơn nữa, thị trường nhân lực ngành BH hiện nay đang rất thiếu cán bộ có đẳng cấp. Với sự ra đời và mở rộng hoạt động KD của các công ty BH, các cán bộ có kinh nghiệm, năng lực luôn được chào mời với mức lương và vị trí công tác hấp dẫn cao hơn hẳn so với BIC. Đây là một khó khăn đối với BIC khi chưa thay đổi cơ chế lương của DNNN.
Thêm vào đó, số lượng nhân viên khai thác chủ yếu là nhân viên chưa có kinh nghiệm. Việc thu hút các nhân viên có đẳng cấp từ thị trường rất khó khăn do thu nhập, phúc lợi từ BIC chưa cạnh tranh, do đặc thù cung cầu nhân lực của ngành BH, sự cạnh tranh từ các công ty BH nước ngoài, công ty BH tư nhân và các công ty trong nước khác.
Hiện nay cùng với việc thu hút cán bộ có kinh nghiệm, năng lực từ thị trường, BIC đã chú trọng công tác đào tạo tại chỗ. Tổ chức đào tạo cho cán bộ mới, các biện pháp nghiệp vụ cử cán bộ từ cơ sở chính xuống các chi nhánh để hướng dẫn, tuyên truyền. Tổ chức cuộc thi tìm hiểm qua mạng, kiểm tra trình độ từ xa.
c.Hạn chế về mạng lưới đại lý, chi nhánh
Hiện nay việc thay đổi chiến lược KD nhằm vào khai thác trực tiếp, tức là việc khai thác dựa trên hệ thống các chi nhánh của BIDV, các khách hàng này đều do các chi nhánh BIDV giới thiệu. Mạng lưới của BIC còn mỏng, các đại lý và chi nhánh của BIC không song hành cùng các đại lý của BIDV, nên việc gặp gỡ, đàm phán với các khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến doanh số của công ty. Nhiều dịch vụ BIC phải từ chối hoặc không đáp ứng yêu cầu của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ từ chối dịch vụ của BIC để chuyển sang công ty khác.
d.Hạn chế về chương trình phần mềm
BIC đã được BIDV cho phép mua chương trình phần mềm do chương trình hiện tại không đáp ứng, hỗ trợ được nhiều cho hoạt động KD, công tác tài chính kế toán và còn hạn chế hơn nữa khi mạng lưới các chi nhánh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sau khi các công ty phần mềm vào thăm dò, tìm hiểu thì nhiều công ty phần mềm không dám bỏ thầu vì xác định ngân sách cũng như kế hoạch triển khai quá phức tạp.
BIC đã tổ chức mời các công ty phần mềm về thuyết trình và cũng đã gửi hồ sơ chào giá sơ bộ đến các công ty phần mềm, từ đó có cơ sở trình NH ĐT & PT VN phương hướng xử lý tiếp theo.
e.Sự hợp tác của các chi nhánh BIDV
Khả năng hợp tác trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt. Doanh thu khai thác qua BIDV 9 tháng chỉ đạt gần 7% so với kế hoạch BIDV giao cho các chi nhánh.
2.3Về nghiệp vụ BH tiền
- Hầu hết các công ty BH PNT trên thị trường đều triển khai nghiệp vụ BH tiền, trong đó có các công ty lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC... làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở lên quyết liệt hơn. Trong khi đó, số lượng khách hàng cá nhân, tổ chức tham gia vào BH tiền còn rất ít. Do đó, việc triển khai sâu rộng nghiệp vụ này không phải là một điều dễ dàng.
- Việc tham gia vào BH tiền còn phụ thuộc vào ý chủ quan của khách hàng.
- Số lượng khách hàng tham gia vào BH tiền chưa được đa dạng mặc dù đối tượng tham gia của loại hình BH này rộng, bao gồm cả tổ chức, cá nhân miễn là họ có nhu cầu mua BH. Ở BIC khách hàng tham gia vào BH tiền chỉ là ngân hàng, đây là những khách hàng truyền thống qua các năm từ khi mới