a. Bán kính cánh quạt.
Dựa vào công thức tính công suất cơ sau khi truyền qua hệ thống tua-bin gió ta tính đƣợc bán kính diện tích mặt đón gió của cánh quạt từ đó ta có thể chọn đƣợc bán kính cánh quạt của tua-bin điện gió muốn sử dụng.
6 3 3 1,8.10 57( ) 0,5. P. . . 0,5.0,59259.1, 225. .(7,8) P R m C v
Theo số liệu khảo sát của EVN tốc độ gió tại xã Phú Lạc, Bình Thuận ở độ cao 65m là 7,8m/s nhƣng thực tế có thể cao hơn tốc độ gió trung bình này.
b. Số lƣợng cánh quạt.
Trên phƣơng diện khí động lực học thì số cánh quạt càng ít thì hiệu quả càng cao nhƣng trên phƣơng diện cơ học thì tua-bin hoạt động với số vòng quay nhanh sẽ phát sinh những nhƣợc điểm cơ bản nhƣ tần số rung của tua-bin điện gió sẽ mất ổn định ảnh hƣởng đến những chi tiết khác của hệ thống, sự phân bố lực của một cánh quạt vào trục và thân trụ không đều nên độ bền hệ thống giảm đi rất nhiều, ngoài ra khi tua-bin điện gió hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn rất lớn, đặc biệt là những tua-bin sử dụng hộp số.
Tua-bin điện gió ba cánh nhờ sự phân bố đều về lực trong diện tích vòng quay nên họat động ổn định hơn tua-bin điện gió một hoặc hai cánh và có tỉ lệ công suất cao hơn khoảng 3-4% so với tua-bin điện gió hai cánh. Ngoài ra độ rung hệ thống ít bi xáo động nên hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng cơ tác động đến những chi tiết khác trong tuabin. Việc nâng số cánh quạt của tua-bin điện gió lên bốn cánh hoặc nhiều hơn chỉ đạt đƣợc công suất thêm tối đa là 1 đến 2% so với tua-bin điện gió ba cánh nên những tua-bin loại nhiều cánh chỉ tồn tại trong quá trình thử nghiệm vì không kinh tế.
Qua quá trình thử nghiệm và thống kê trong thời gian hoạt động của tua-bin điện gió với những số cánh quat khác nhau, tua bin điện gió ba cánh gần nhƣ đã đạt đƣợc một tiêu chuẩn về công suất và độ bền cũng nhƣ độ ồn phát sinh thấp nhất và cơ bản có tính kinh tế cao hơn những tua-bin điện gió một, hai hoặc bốn cánh. Tuy nhiên khi tua-bin điện gió lắp đặt xa bờ biển, độ ồn không là yếu tố quyết định nên một số công trình ngoài khơi sử dụng loại tua-bin điện gió hai cánh. Tuy thế cho đến nay hầu hết những công trình điện gió lắp đặt trên đất liền và ngoài khơi đều sử dụng loại tua- bin điện gió ba cánh. (Nguồn: Điện gió & quạt gió bơm nƣớc – Nguyễn Ngọc) Vì vậy ta chọn tua-bin điện gió có số cánh quạt là ba.
c. Chiều quay của cánh quạt tua-bin điện gió.
Về phƣơng diện vật lý, công suất của tua-bin điện gió không lệ thuộc vào chiều quay của hệ thống cánh quạt và hiện nay cũng không có một tiêu chuẩn riêng, thế nhƣng hầu nhƣ tất cả mọi nhà sản xuất tua-bin điện gió trên thế giới đều định chiều quay của hệ thống cánh quạt, quan trắc từ hƣớng gió thổi đến là chiều kim đồng hồ. d. Trụ.
Chiều cao của trụ tua-bin điện gió đƣợc thiết kế theo vị trí lắp đặt và đƣợc chia làm hai lọai, lọai trụ thấp đƣợc lắp đặt tại vùng ven biển và ngoài khơi với tỉ lệ so với đƣờng kính cánh quạt là từ 1,0 đến 1,4. Lọai trụ cao đƣợc lắp đặt tại vùng đồi núi hoặc trên đất liền xa bờ biển có tỉ lệ so với đƣờng kính cánh quạt từ 1,2 đến 1,8. (Nguồn: Điện gió & quạt gió bơm nƣớc – Nguyễn Ngọc).
e. Bố trí các tua-bin điện gió.
Khoảng cách giữa các tua-bin gió bằng:
3 – 5 lần đƣờng kính cánh quạt, ở góc 900 so với hƣớng gió chính.
5 – 10 lần đƣờng kính cánh quạt theo hƣớng gió chính.
Đối với dự án gió lớn hơn, khoảng cách xa hơn là cần thiết.
Trong dự án các tua-bin gió sẽ đƣợc lắp đặt trên đất liền gồm có 12 tua-bin nên ta có sơ đồ bố trí nhƣ sau:
Hình 5.3: Tiêu chuẩn sắp xếp vị trí Tua-bin gió trong cánh đồng gió. (Nguồn: “The Wind Farm Layout Optimization Problem-By M.Samorani”)