Phân tích lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại CÔNG TY cổ PHẦN vật LIỆU xây DỰNG bến TRE (Trang 31 - 33)

Mục đích phân tích lợi nhuận.

Để thấy được thực chất của kết quả kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích giữa mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức độ lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.

Nhóm sinh viên thực hiện 30

Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho nhà nước và cho nhân viên doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích lợi nhuận: phương pháp so sánh. ✓ Phương pháp so sánh tuyệt đối

Phân tích chung về tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp và của các bộ phận cấu thành lợi nhuận nhằm đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mức độ tăng, giảm lợi nhuận = Lợi nhuận kỳ phân tích – lợi nhuận kỳ gốc

Phương pháp so sánh tương đối: tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu ( ROS): Chỉ tiêu này được tính bằng công thức.

𝑹𝑶𝑺 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖∗ 𝟏𝟎𝟎

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận – chi phí: Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức.

𝑻ỷ 𝒔𝒖ấ𝒕 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 − 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉∗ 𝟏𝟎𝟎

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Nó cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu lãi ròng.

Nhóm sinh viên thực hiện 31

𝑹𝑶𝑨 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏∗ 𝟏𝟎𝟎

Tỷ suất sinh lợi – vốn chủ sỡ hữu (ROE): Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), là tiêu chuẩn phổ biến nhất để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi vốn cổ phần phổ thông.

Công thức

𝑹𝑶𝑬 = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại CÔNG TY cổ PHẦN vật LIỆU xây DỰNG bến TRE (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)