❖ Mục đích của việc phân tích chi phí
Phân tích chi phí kinh doanh nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp, qua đó thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, và việc sử dụng chi phí có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Từ đó, tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí. Sau đó, đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
❖ Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh. ❖ Phân tích về tình hình chi phí.
Phân tích về tình hình chi phí là đánh giá sự biến động từng loại chi phí nhằm đánh giá khái quát tình hình chi phí của doanh nghiệp.
Mức độ tăng, giảm chi phí = Chi phí kỳ phân tích - Chi phí kỳ gốc
✓ Phân tích kết cấu chi phí
𝑲ế𝒕 𝒄ấ𝒖 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í =𝑻𝒉à𝒏𝒉 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í
Nhóm sinh viên thực hiện 29
Qua phân tích kết cấu chi phí ta thấy được chi phí nào ảnh hưởng nhất đến tổng chi phí của công ty.
✓ Tỷ suất chi phí, doanh thu
Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí trên doanh thu bán hàng. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng kinh doanh và sử dụng chi phí của công ty.
Công thức
𝑭′ = 𝑭
𝑴∗ 𝟏𝟎𝟎
Trong đó:
F’ : tỷ suất chi phí (%) F : tổng chi phí kinh doanh
M : tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
✓ Mức độ tăng giảm của tỷ suất chi phí phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ.
Công thức
∆F’ = F’1 –F’0
Trong đó:
∆F’ : Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí.
F’1: Tỷ suất chi phí ở kỳ phân tích và kỳ gốc.
Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm giữa mức tăng giảm tỷ suất chi phí kỳ phân tích với tỷ suất chi phí kỳ gốc. Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí của doanh nghiệp nhanh hay chậm và có ý nghĩa đặc biệt khi so sánh trong cùng một đơn vị giữa các thời kỳ khác nhau, bởi vì với cùng mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí như nhau nhưng đơn vị nào có tốc độ tăng giảm nhanh hơn thì đơn vị đó được đánh giá là tốt hơn trong quản lý và sử dụng chi phí.