Cỏ Vetiver (Chrysopogon zizanioides): đây là loại cỏ đã được người dân các vùng miền núi phía Bắc trồng nhiều trên nương rẫy để hạn chế xó

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” doc (Trang 50 - 52)

dân các vùng miền núi phía Bắc trồng nhiều trên nương rẫy để hạn chế xói mòn và thu được kết quả rất khả quan. Nếu trồng đúng cách, cỏ Vetiver có thể mọc trên rất nhiều loại đất và trong rất nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, đặc

biệt là điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Nó có rất nhiều đặc tính độc đáo, hiếm khi cùng thấy ở riêng một loài thực vật nào đó.

Một hàng cỏ trưởng thành có thể giảm tới 70% nước chảy bề mặt và tới 90% bùn đất rửa trôi. Bùn đất bị chặn lại phía sau các hàng cỏ, lâu dần sẽ tạo nên các bậc thang, làm thoải dần địa hình sườn dốc. Biện pháp này rất đơn giản, sử dụng lao động thủ công, chi phí thấp nhưng lại rất hiệu quả. Khi dùng để bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, chi phí của biện pháp này chỉ bằng khoảng 1/20 so với các biện pháp công trình truyền thống. Ở nhiều nước, các nhà kỹ thuật đã gọi đây là các “neo đất sống”, vì bộ rễ đồ sộ, ăn sâu của cỏ Vetiver rất khỏe, có sức kháng kéo trung bình tới 1/6 sức kháng kéo của thép. Cỏ Vetiver có thể trồng để thu hoạch trực tiếp như một loại nông sản nhưng hàng loạt nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng đại trà trong 20 năm qua ở nhiều nước trên thế giới còn cho thấy, cây cỏ Vetiver đặc biệt có hiệu quả trong các lĩnh vực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai (lũ lụt, xói mòn, trượt lở, sạt lở đất dốc, xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ taluy đường, bờ kênh mương, đê đập v.v.).

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể rút ra một số kết luận chính sau đây:

* Một số đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất do mưa.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” doc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w