Xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu xói mòn và bổ sung dinh dưỡng cho rừng trồng Cao su.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” doc (Trang 47 - 48)

- Lượng bốc hơi bình quân trên năm: 899 mm Lượng bốc hơi lớn nhất/ tháng: 106 mm.

c. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng Cao su

4.5. xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu xói mòn và bổ sung dinh dưỡng cho rừng trồng Cao su.

sung dinh dưỡng cho rừng trồng Cao su.

Qua nghiên cứu, đề tài nhận thấy rừng Cao su ở tuổi 1 và tuổi 2 xói mòn rất mạnh, sau đó xói mòn giảm dần khi tuổi cây rừng tăng lên. Điều này là do khi tuổi rừng tăng lên thì độ tàn che, che phủ của cây rừng tăng, làm giảm động năng của hạt mưa công phá xuống các hạt đất, giảm lượng đất bị cuốn trôi. Mặt khác, khi tuổi rừng tăng lên công tác bón phân cho rừng thay đổi. Đối với cây còn nhỏ, khi trồng và chăm sóc tiến hành phát bỏ cây cỏ xung quanh và bón phân vào gốc; đối với cây rừng thành thục, khi bón phân tiến hành đào hố ở giữa các cây và bón phân. Với cách bón phân này, thảm thực bì không bị phá hại, đất không bị trơ ra, hạn chế tối đa lượng đất bị xói mòn. Lý do thứ 3 của hiện tượng này là do ban đầu khi trồng cây tiến hành phát đốt toàn diện, lửa rừng đã làm cho các sinh vật trong đất bị chết, đồng thời cũng làm cho đất bị khô, đất bị bí chặt hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xói mòn mạnh trong giai đoạn tuổi nhỏ.

Như vậy, trong công tác phòng chống xói mòn đặc biệt chú ý đến giai đoạn tuổi nhỏ của cây Cao su. Đây là giai đoạn xói mòn mạnh nhất, đồng thời giai đoạn này cây cũng cần nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu đặc điểm khí hậu của khu vực, đặc biệt là chế độ mưa đề tài nhận thấy: lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa của cả năm. Do đó đây là khoảng thời gian chủ yếu xảy ra xói mòn. Trong thời gian này cần tiến hành các biện pháp kiểm soát và phòng chống xói mòn một cách chủ động, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại mà xói mòn và dòng chảy bề mặt gây ra.

Xói mòn đất tại khu vực phụ thuộc chủ yếu vào 4 yếu tố: địa hình (độ dốc, hình dạng bề mặt,…); độ tàn che của tầng cây cao; độ che phủ của cây bụi thảm tươi; thổ nhưỡng (độ xốp, hệ số xói mòn, kết cấu đất,…). Vì vậy, để giảm thiểu xói mòn thì phải tác động trực tiếp vào các yếu tố này. Để giải quyết được vấn đề này, đề tài đề xuất một số phương án sau:

4.5.1.Biện pháp kĩ thuật

4.5.1.1. Biện pháp làm đất, trồng và chăm sóc Cao su

Biện pháp kĩ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật rừng trong đó có cây rừng, đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng hạn chế xói mòn. Một số giải pháp có thể áp dụng như:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Nghiên cứu thành phần vật chất xói mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” doc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w