VẬN DỤNG THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh: Phẩm chất và kỹ năng của nhà quản trị (Trang 27 - 30)

Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, để đối đầu với những thách thức và cơ hội môi trường mang lại, nhà lãnh đạo phải phát triển những kĩ năng lãnh đạo cần thiết. Ngoài những kĩ năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, họ còn cần một yếu tố quan trọng - yếu tố quyết định đến thành công của nhà lãnh đạo - phẩm chất nhà lãnh đạo.

1. Những phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức:

Những phẩm chất này của nhà quản trị được thể hiện hết trong quan điểm quản lý của họ. Quan điểm quản lý cá nhân của họ phải chứa đựng những cái chung về lập trường và quan điểm quản lý của Đảng, Nhà nước và đơn vị.

Quan điểm quản lý tích cực còn được thể hiện trong việc không ngừng tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác.

Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị nói lên trình độ trưởng thành về đạo đức, hành vi đạo đức và lập trường đạo đức của họ. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm trong công việc, sự quan tâm chăm sóc người lao động, tinh thần phê bình và tự phê bình nghiêm túc,...là những phẩm chất đạo đức mà nhà quản trị cần phải có.

a. Năng lực tổ chức: là tổng hợp những đặc tính phát triển cao của trí tuệ, ý chí và bảo đảm cho nhà quản trị nhận thức sâu sắc về những hoạt động quản trị thực tế.

Năng lực tổ chức gồm hai loại chính: * Một số phẩm chất chung:

- Sự nhanh trí: là khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công tác thực tế của mình.

- Tính cởi mở: sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe, gợi chuyện với họ để tìm kiếm những thông tin cần thiết.

- Óc suy xét sâu sắc: suy nghĩ và tìm tòi ra những đặc điểm, bản chất của mọi vấn đề, tách rõ những nguyên nhân, kết quả.

- Óc sáng kiến: tìm được những sáng kiến để sáng tạo và tìm những giải pháp tối ưu thực hiện vấn đề.

- Óc quan sát: biết nhận ra những cái cần thiết và chủ yếu. - Tính tổ chức: làm việc có trình tự và có kế hoạch rõ ràng.

Những phẩm chất trên chỉ cần chứ chưa đủ nếu như nhà quản trị không có những đặc điểm chuyên biệt.

* Những phẩm chất chuyên biệt:

- Sự nhạy cảm về tổ chức, còn gọi là “linh cảm tổ chức”. Trước hết đó là sự nhạy cảm về tâm lý, khả năng mau chóng đi sâu vào thế giới tâm hồn của một người, hiểu và điều khiển được nó. Nhà quản trị cần có sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý tức là hiểu được những tâm lí cơ bản của nhân viên và có cách ứng xử phù hợp với từng người.

- Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí, khơi dậy ở mỗi người tính tích cực hoạt động.

- Năng lực trí tuệ đặc biệt, đó là tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin mau lẹ, sự linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ, nhạy cảm với những cái mới; có chiều rộng, chiều xa, chiều sâu về trí tuệ; có khả năng khác trí lực của người khác.

b. Năng lực chuyên môn:

- Trước hết là sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của công ty, đơn vị mà mình phụ trách, nắm được tình hình chuyên môn, quy trình và công nghệ sản xuất.

- Tiếp theo đó là nhà quản trị cần nắm vững khoa học quản lý, có nghiệp vụ quản lí như: biết tổ chức, chuẩn bị ra quyết định và ra quyết định đúng lúc, kịp thời,…

c. Năng lực sư phạm: là những đặc điểm cá nhân đảm bảo ảnh hưởng có giáo dục của nhà quản trị đối với mọi cá nhân cũng như cả tập thể.

+ Phải có sự quan sát đặc biệt tinh tế: Nhờ có óc quan sát mà nhà quản trị dễ dàng đánh giá được những mặt mạnh, yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn họ đang mắc phải và nhận ra khả năng của mỗi người. Từ đó, nhà quản trị sẽ có được những định hướng nhằm tiếp cận và gây tác động ảnh hưởng đến nhận thức và từ đó hướng hành động của những cá nhân này theo quỹ đạo mà nhà quản trị đã vẽ.

+ Phải có khả năng mô hình hóa: Đó là khả năng vạch ra những mô hình tương lai cho tập thể và từng cá nhân.

+ Phải có cường độ mạnh của sự ảnh hưởng và tác động. khả năng này lại phụ thuộc vào uy tín và tài thuyết phục của nhà lãnh đạo.

3. Những nét tính cách quan trọng:

+ Có lòng say mê làm lãnh đạo, có mục đích lý tưởng rõ ràng. Định hướng hoạt động đúng đắn.

+ Có tính nguyên tắc, có sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền.

+ Có tính nhân đạo, biểu hiện ở lòng thương người, lòng từ bi, bác ái, lòng vị tha đối với người khác.

+ Có tính bình tĩnh, nó giúp cho nhà quản trị luôn sáng suốt trong tư duy, lời nói và việc làm trước những khó khăn và những khi nóng nảy.

+ Tính lạc quan giúp nhà quản trị luôn vui tươi, yêu đời, khỏe khoắn, lại vừa có những tác động tích cực đối với người khác, vui sống và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tổ chức.

+ Nhà quản trị cần tránh: lòng tham lam danh vọng, tính khoác lác, cộc cằn, thô lỗ, tự kiêu, tự đại, tính đa nghi, lòng đố kỵ, ghen ghét; những suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vặt, thiếu lòng độ lượng, thiên lệch trong đối xử.

4. Ví dụ:

“Bí quyết điều hành của các nhà quản lý Google”.

Bộ phận nhân sự của “gã khổng lồ” Google đã áp dụng phương pháp quản trị từ cuốn sách The Google Way của tác giả Bernard Girard trong việc phân tích quản trị và phát triển định hướng “8 thói quen của các nhà quản lý hiệu quả”. Ý tưởng trên được Google sử dụng để nâng cao kỹ năng của các nhà quản lý.

Dưới đây là 8 thói quen hữu dụng mà các nhà quản lý cần lưu tâm:

Bằng cách đưa ra nhiều phản hồi cụ thể mang tính đóng góp. Khéo léo cân bằng yếu tố tích cực và tiêu cực trong từng lời nhận xét. Tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa các bên, trình bày giải pháp phù hợp với điểm mạnh của từng nhân viên.

Phần quyền cho nhóm thay vì quản lý nhỏ lẻ:

Cân bằng giữa việc trao quyền tự do xử lý công việc cho các nhân viên và luôn sẵn sàng đưa ra các hướng dẫn công việc cụ thể ngay lập tức. Luôn đưa ra các thử thách mới giúp nhân viên quen với nhịp độ xử lý các vấn đề quan trọng.

Vui mừng trước thành công của nhân viên:

Hiểu rõ mọi nhân viên không chỉ trong công việc. Tạo cho các nhân viên mới cảm giác thân thiện, được chào đón và giúp đỡ họ trong quá trình tiếp nhận công việc.

Thể hiện hiệu quả trong công việc và có định hướng mục tiêu rõ ràng:

Tập trung vào mục tiêu mà nhà quản lý mong muốn nhóm đạt được và trả lời câu hỏi làm thế nào các nhân có thể thực hiện được hiệu quả. Giúp nhóm tập trung ưu tiên vào công việc và đưa ra quyết định khắc phục các trở ngại nảy sinh.

Trở thành vị sếp “gần dân”:

Lắng nghe và sẵn lòng chia sẻ về mọi vấn đề là một trong những cách tiếp cận nhân viên hiệu quả. Khích lệ các cuộc đối thoại cởi mở và lắng nghe các câu hỏi và lo lắng của nhân viên.

Giúp nhân viên phát triển con đường sự nghiệp

Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng cho nhóm:

Kể cả trong trường hợp xấu nhất, nhà quản lý phải là “người giữ lửa” cho nhóm để tập trung vào mục tiêu và chiến lược đã đề ra. Luôn gán liều sứ mệnh, mục tiêu vào hành động của nhóm.

Không ngừng trau dồi kỹ năng công nghệ:

Chung tay làm việc với nhóm trong trường hợp cần thiết. Hiểu biết cặn kỹ những thách thức sẽ gặp phải của công việc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh: Phẩm chất và kỹ năng của nhà quản trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)