Ở thế kỉ XXI, thời đại của thông tin công nghệ phát triển nên đòi con người cần có sự nhanh bén, tinh tế trong việc tiếp thu, học hỏi các kiến thức mới. Nếu không thì sẽ trở nên lạc hậu, khó bắt kịp với xu thế mới và trong bất cứ lĩnh vực
nào, con người cần phải linh hoạt để điều chỉnh hành vi, cách thức thực hiện sao cho phù hợp. Đối với nhà quản trị cũng vậy, để trở thành nhà quản trị giỏi ắt hẳn sẽ là thử thách đối với nhiều người bởi nó đòi hỏi nhà quản trị cần có đầy đủ phẩm chất lẫn kỹ năng cần có. Tuy nhiên việc trở thành một nhà quản trị giỏi là một nghệ thuật bởi được tôi rèn trên mặt khoa học để đi trên con đường phù hợp và đúng đắn.
Như vậy ta thấy ở những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp thì càng cần nhiều những chuyên môn về kỹ thuật. Kỹ năng nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng. Mặc dù vậy trên thực tế những đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể có sự khác nhau tùy từng loại cán bộ quản trị, nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năng khác của mình vì theo họ “quản trị là đạt được mục tiêu thông qua người khác”
Nhà quản trị giỏi là người luôn hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của mình, với kết quả và hiệu quả cao, bất kể trong môi trường thuận lợi hay khó khăn. Chính vì vậy họ là người mà mọi xã hội đều cần đến bất kể trong một chế độ xã hội nào. Sự thành công của một tổ chức thường gắn liền với quá trình hoạt động của nhà quản trị, chính vì vậy có một nhà quản trị giỏi trong tổ chức như có một kho báu tiềm tàng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành nhà quản trị giỏi, họ phải có những phẩm chất cần thiết cho quá trình quản trị của mình. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về các phẩm chất của một nhà quản trị giỏi, có biết bao nhiêu con người trở thành, những thành quả của họ để lại khiến thế chúng ta không thể phủ nhận, đó là Bill Gate, Andrew Carnegie, Howard Schultz, Warren Buffett,... và bài học của các nhà lãnh đạo tài năng này để lại vô cùng quý giá . Họ có cách quản lý đặc biệt khác nhau nhưng tựu chung lại nhà quản trị cần có những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu thông qua những kinh nghiệm cơ bản sau đây:
1. Chọn phong cách quản lý phù hợp:
Một số nhà quản trị dựa trên thành quả công việc của nhân viên. Cách quản trị này có vẻ hơi “lý tính”, nhà quản trị dường như là nhà chỉ huy quân sự vô cảm, họ không cần biết nhân viên có hài lòng với công việc được giao hay không. Đối lại mô típ này, một số nhà quản trị đặt nền tảng trên con người, nghĩa là họ tạo điều
kiện để nhân viên hài lòng với công việc được giao. Tuy nhiên cách quản trị này đôi khi sẽ khiến cho công việc không đạt được kết quả mong đợi vì người quản trị quá thiên về việc làm hài lòng nhân viên mà thiếu sự quyết đoán.
Cách quản trị nào tốt hơn? Không có câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này vì một trong hai cách quản lý trên không áp dụng được cho mọi trường hợp. Cách tốt nhất là bạn dung hòa giữa hai phương pháp. Hãy tạo điều kiện tối đa để nhân viên của bạn yêu thích và hào hứng với công việc được giao nhưng vẫn cần ra những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
2. Lắng nghe ý kiến của nhân viên:
Sự khác biệt giữa một nhà quản trị độc tài và nhà quản trị dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên. Cách quản trị độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ, phản ứng tiêu cực bằng cách lãn công hoặc tệ hơn nữa là nghỉ việc. Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp bạn gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất.
Một vài bí quyết có thể giúp “lắng nghe” hiệu quả là:
* Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình:Các nhân viên của sẽ rất thất vọng nếu không được lắng nghe ý kiến của họ. Các buổi họp nhóm là cơ hội để nhân viên của trình bày ý kiến của họ. Đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình. Hãy lắng nghe và phản hồi đúng lúc. * Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày: Cách để thể hiện sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến. Không nên vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác rằng bạn thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt.
3. Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích rõ ràng:
Để quản lý hiệu quả và tránh bị gắn mác là một nhà quản trị chi li (micro-manager), khi mỗi ngày phải “theo dõi” xem nhân viên đã làm công việc
được giao tới đâu, hãy đặt ra mục tiêu công việc thật rõ ràng cho nhân viên theo tuần, tháng hoặc quý.
Để tiêu chuẩn đánh giá được rõ ràng và công bằng, bạn cần đặt ra các mục tiêu công việc thật thông minh (SMART), nghĩa là Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Khả thi (Achievable), Thực tế (Realistic), và Đúng hạn (Timely), theo thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (1: chưa đạt, 5: xuất sắc).
4. Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt nhất:
Công việc nhàm chán và quá dễ dàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhân viên nghỉ việc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng. Thiết kế công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên đạt đến mục tiêu này. Gắn liền công việc với thế mạnh và lĩnh vực đam mê của từng nhân viên. Không nên giao công việc cần sự tập trung cao và tĩnh lặng như viết lách hay phân tích số liệu cho một nhân viên chỉ thích đi đó đi đây và ngược lại.
Để quản lý hiệu quả, còn cần hiểu rõ các tác nhân khiến cho nhân viên làm việc hết mình. Đó có thể là tiền lương thỏa đáng, điều kiện làm việc tốt, sự công nhận thành tích từ người quản lý, mối quan hệ tốt đẹp đối với đồng nghiệp, với sếp…. Ngoài ra hiểu rõ sự quan trọng của chỉ số xúc cảm (Emotional Intelligence), nên làm cho nhân viên “tâm phục, khẩu phục” và cống hiến hết mình.
5. “Lời cảm ơn cao hơn mâm cỗ”:
Các thành tích của các nhà quản lý, được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu là nhà quản lý tốt, nhân viên thì sẽ đạt được thành quả cao nhất. Vậy không quên thể hiện lòng trân trọng của mình đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên. Dựa theo bảng phân công công việc SMART ở mục 3, cần đề xuất công ty tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên có thành tích làm việc tốt, và đề bạt thăng chức họ. Song song đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.
Để trở thành nhà quản lý “siêu sao”, điều quan trọng điều cần nhớ là hãy tự tin vào khả năng và tâm huyết của mình. Thực tế cần cả chữ “tâm” và “tài” trong công
tác quản lý. Vậy hãy lãnh đạo nhân viên và trở thành nhà quản trị với cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Đó là những kinh nghiệm cơ bản được đúc kết từ các nhà quản trị hiện đại, tuy nhiên một điều rõ ràng chúng ta có thể nhận thức được đó là không có gì là thực sự tuyệt đối, trên đây là những kinh nghiệm tương đối để trở thành nhà quản trị hiện đại và tài năng. Và trong thời kỳ hội nhập quốc tế trong thời đại hiện nay, càng đòi hỏi chúng ta cần phải có sự chuẩn bị nhiều hơn nữa về phẩm chất lẫn kỹ năng để xây dựng nên những đội ngũ tầm vóc quốc tế để đẩy mạnh quá trình phát triển trên quy mô toàn cầu ngày nay, đó là yếu tố thúc đẩy chủ yếu sự phát triển của nhà quản trị bởi sự tiến bộ khoa học kĩ thuật.
KẾT LUẬN:
Người quản trị tài ba là người biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân sự. Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâm nhiệt tình công tác, nhà quản trị phải có những bí quyết riêng. Hãy coi nhân viên như những người bạn, người anh em thân thiết để khéo léo đưa ra những lời khen ngợi, khiển trách đúng lúc, giúp họ có tâm lý tốt nhất để hết mình cống hiến vì công việc. Một doanh nghiệp thành công không thể không nói đến nhà quản trị với những tố chất cần thiết như có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết đoán, dũng cảm và kiên trì…Bên cạnh đó, để trở thành một nhà quản trị tài năng thì họ còn cần phải có những tố chất và những kỹ năng cần thiết để có thể điều hành công ty của mình phát triển một cách bền vững.
Đối với các nhà quản trị thành công thì không phải họ biết cách quản lý nhân viên thế nào, mà chính là họ biết cách quản lý chính bản thân mình sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc, nhờ đó tạo ra được sức ảnh hưởng lớn đến những người dưới quyền. Hơn nữa, nhà quản trị phải khôn ngoan, khéo léo giải quyết vấn đề một cách có khoa học nhưng uyển chuyển, tránh xảy ra xô xát, đình công hay bãi công. Song tích cực nhất vẫn là nhà quản trị phải biết thu phục nhân viên, biết nghệ thuật động viên nhân viên của mình là việc hăng say và đưa công ty phát triển.
Vì thế mà muốn trở thành một nhà quản trị giỏi, chúng ta phải không ngừng cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân. Không có ai sinh ra đã có khả năng làm quản lý, và hãy luôn nhớ rằng thành công đến từ sự trải nghiệm. Mỗi ngày qua đi chúng ta sẽ tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báu và học được nhiều kỹ năng quản lý hơn để sẵn sàng cho những thử thách sắp tới mà mình cần phải vượt qua.