Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại XUẤT NHẬP KHẨU và tư vấn xây DỰNG PHÚC AN (Trang 32 - 38)

Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các cách sau:

- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp

- Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương - Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp với doanh nghiệp. Nội dung của từng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang được thể hiện trong bảng bên dưới:

Bảng 1.2: Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

STT Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Nội dung của phương pháp

1

Doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên).

Đánh giá sản phẩm dở

dang theo chi phí nguyên vật liệu.

Xem 1.5.2.1

2

Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất

định mức. Xem 1.5.2.2

3 Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 17

tạp, sản phẩm dở

nhiều và không đều nhau.

1.5.2.1 Xác định chi phí dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.5.2.1.1 Xác định chi phí dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: ❖ Điều kiện áp dụng:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động.

Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí còn lại xem như đã sử dụng hết trong kỳ và được chi phí sản phẩm hoàn thành. ❖ Phương pháp tính: CPSX DD CK = CPSXDD ĐK+ CP NVLCTT sử dụng trong kỳ SL SPHT trong kỳ + SL SPDD cuối kỳ x SL SPDDCK

1.5.2.1.2 Xác định chi phí dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

CPSX DD CK = CPSXDD ĐK+ CP NVLCTT chính + CPNVL phụ sử dụng trong kỳ SL SPHT trong kỳ + SL SPDD cuối kỳ x SL SP DDCK ❖ Điều kiện áp dụng:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu bao gồm cả vật liệu chính và vật

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 18

liệu phụ chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động.

Theo phương pháp này tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật phụ, các chi phí còn lại xem như đã sử dụng hết trong kỳ và được tính vào chi phí sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp tính:

Tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu quản lý từng chi phí nguyên vật liệu trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tính chi phí sản xuất dở dang bằng những công thức khác nhau.

➢ Trường hợp 1:

Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của qui trình sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm cùng một mức độ, thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau:

CPSX DDCK = CPSXDD ĐK + CP NVL chính + CPNVL phụ TT sử dụng trong kỳ SL SPHT trong kỳ + SL SPDD cuối kỳ x SL SP DDCK ➢ Trường hợp 2:

Nếu chí phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức như sau:

CPSX DD CK = CPNVLTT trong CPSXDDĐK + CPNVLTT PS TK SLSPHT TK + SLSPDD CK x Tỷ lệ hoàn thành x SLSP DDCK x Tỷ lệ HT

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 19

1.5.2.2 Xác định chi phí dở dang theo phương pháp đánh giá theo chi phí định mức (kế hoạch)

Theo PP này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Để thuận tiện hơn trong việc tính giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên sử dụng các phần mềm.

CPSX

DDCK = ∑ Số lượng dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành x Định mức chi phí

1.5.2.3 Xác định chi phí dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (Phương pháp công ty áp dụng)

❖ Điều kiện áp dụng:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương thường được áp dụng trong những doanh nghiệp đòi hỏi tính chính xác cao trong việc đánh giá sản phẩm dở dang, các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất thường không chênh lệch lớn. Tuy phương pháp tính khá phức tạp nhưng nó áp dụng phổ biến trong đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở nhiều doanh nghiệp do kết quả có độ chính xác cao.

❖ Phương pháp tính:

- Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như NVL trực tiếp, NVL chính:

CPSP DDCK

=

CP SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ

x SL SP dở dang cuối kỳ SL SPHT TK + SL SP dở dang cuối kỳ

Trong đó:

- CPSPDD đầu kỳ: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ là số dư đầu kỳ bên nợ của tài khoản 154.

- CPSX phát sinh trong kỳ: Chi phí phát sinh trong kỳ là số dư bên nợ của tài khoản 154 trong kỳ kế toán.

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 20

- SL SPHT TK: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ là số sản phẩm đã hoàn thành và có thể sử dụng trong kỳ.

- SL SP dở dang cuối kỳ: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa hoàn thành trong kỳ.

- CPSPDDCK: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán.

Những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản xuất hoàn thành và sản xuất dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức:

Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:

CPSX DDCK

= x SPDDCK x TLHT

SLSP hoàn thành TK+SL SPDDCK x Tỷ lệ hoàn thành

Trong đó:

- CPSPDDCK: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là số dư cuối kỳ bên nợ của tài khoản 154.

- CPSXDDĐK: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ là số dư đầu kỳ bên nợ của tài khoản 154.

- CPSX phát sinh trong kỳ: Chi phí phát sinh trong kỳ là số dư bên nợ của tài khoản 154.

- SLSP hoàn thành TK: Khối lượng sản phẩm hoàn thành là số sản phẩm đã hoàn thành và có thể sử dụng trong kỳ.

- SL SPDDCK: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa hoàn thành trong kỳ. - CPSPDDCK: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán.

- TLHT: Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm.

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 21

1.5.3 Sơ đồ lưu chuyển

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ lưu chuyển đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giải thích sơ đồ:

- Khi bắt đầu thi công công trình, giám sát công trình tiến hành lập bảng thi công tiến độ để theo dõi công trình thi công.

- Giám sát công trình sẽ lập biên bản theo dõi tiến độ và chuyển cho kế toán.

- Sau khi nhận biên bản tiến độ, kế toán sẽ kiểm tra, đánh giá dở dang cuối kỳ và đưa cho giám đốc phê duyệt.

- Sau khi phê duyệt sẽ chuyển cho khách hàng để khách hàng theo dõi được tiến độ thi công của công ty.

Giám sát công trình Kế toán Giám đốc

Bắt đầu Lập biên bản tiến độ Biên bản tiến độ Kiểm tra và xét duyệt Biên bản tiến độ Phê duyệt Biên bản tiến độ đã phê duyệt KH

Chương 1 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hoàng Thị Ngọc Nghiêm 22

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây dựng tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại XUẤT NHẬP KHẨU và tư vấn xây DỰNG PHÚC AN (Trang 32 - 38)