5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.2.3 Thành viên nữ HĐQT (TVNHDQT)
Trần Thị Giang Tân và Đinh Ngọc Tú (2017) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của sự hiện diện nữ giới trong ban lãnh đạo đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận - nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Với số liệu của 163 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ chí Minh (HOSE) trong 6 năm thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) và Báo cáo thƣờng niên (BCTN). Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hƣởng của sự hiện diện nữ giới trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban giám đốc (BGĐ) đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận (ĐCLN). Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy bình phƣơng tối thiểu tổng quát – Generalized Least Squares (GLS) cho thấy, số lƣợng nữ giới trong HĐQT có mối tƣơng quan nghịch với hành vi ĐCLN. Tuy nhiên, nếu số lƣợng thành viên nữ trong HĐQT kiêm nhiệm việc điều hành công ty cao thì hành vi ĐCLN tăng lên.
1.2.4 Số lượng Ban kiểm soát (SLBKS)
Ngô Hoàng Điệp (2018) với nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của ngƣời quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã đƣa vào mô hình nghiên cứu nhân tố số lƣợng BKS. Kết quả hồi quy trên cả hai mô hình nghiên cứu (A_EM và R_EM) cho thấy tồn tại mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa số lƣợng thành viên BKS với mức độ QTLN có nghĩa là biến BKS (AC) không tác động đến QTLN dù QTLN theo cơ sở dồn tích hay thông qua HĐKT. Điều
19
này không phù hợp với lý thuyết đại diện khi cho rằng để giảm xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và các NQL thì BKS đóng vai trò quan trọng. Nhƣng kết quả nghiên cứu này có thể phù hợp với thực trạng TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là TTCK còn non trẻ, các quy định về thành lập BKS đối với các công ty niêm yết đã ban hành nhƣng chƣa thật sự đƣợc áp dụng tại các công ty niêm yết (trong tổng số 233 công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX thì chỉ có 58 công ty đủ dữ liệu BKS), do đó vai trò của BKS rất mờ nhạt trong hoạt động QTCT tại doanh nghiệp.
1.2.5 Thành viên nữ Ban Kiểm soát (TVNBKS)
Đây cũng chính là nhân tố mới thứ hai Ngô Hoàng Điệp (2018) đƣa vào mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tỷ lệ thành viên nữ thuộc BKS với mức độ QTLN tại DN. Kết quả hồi quy trên hai mô hình cho thấy tỷ lệ thành viên nữ trong BKS có tác động ngƣợc chiều với mức độ QTLN, kết quả nghiên cứu của tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của thành viên nữ trong bộ máy quản lý của CTNY Việt Nam khi hai nhân tố tỷ lệ nữ trong HĐQT và trong BKS đều có tác động đến việc kiểm soát hành vi QTLN của ngƣời quản lý tại CTNY trên TTCK Việt Nam.
1.2.6 Công ty kiểm toán (Big 4)
Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) cho rằng công ty đƣợc kiểm toán bởi Big 4 thì chất lƣợng thông tin BCTC sẽ tốt hơn khi sử dụng nghiên cứu với số liệu là các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tƣơng tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Thị Mỹ Linh (2017) với mục đích tìm ra nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lƣợng với mẫu là 197 các công ty cổ phần niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và sàn UPCOM có phát hành thêm cổ phiếu từ năm 2010 đến năm 2017 với hình thức phát hành thêm cổ phiếu, BCTC của các công ty này đã đƣợc kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nhƣ tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập, kiểm toán độc lập, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không thuộc ban điều hành đều tác động
20
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
1.2.7 Thay đổi công ty kiểm toán (TDCTKT)
Phạm Thị Bích Vân (2017) với mục đích tìm kiếm bằng chứng về quản trị lợi nhuận của công ty niêm yết trƣớc khi phát hành cổ phiếu và nhận diện các yếu tố có ảnh hƣởng đến mức độ QTLN đã sử dụng mẫu là 106 công ty thuộc 7 ngành khác nhau và đo lƣờng các biến thông qua mô hình Dechow and et al (1995) còn gọi là mô hình Modified Jones (1995), trong đó có nhóm nhân tố quản trị công ty (quy mô HĐQT, TL TVHĐQT độc lập không điều hành, sự kiêm nhiệm của CT HĐQT); kết quả chỉ có nhân tố quy mô HĐQT (QTCT) có tác động đến hành vi QTLN nghĩa là nếu QMHĐQT càng cao thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng thấp.
Ngô Hoàng Điệp (2018) với mục tiêu nhằm đo lƣờng và đánh giá thực trạng hành vi QTLN của ngƣời quản lý tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN của các ngƣời quản lý tác giả đã sử dụng số liệu báo cáo từ năm 2010 – 2016 của 416 công ty đang niêm yết trên TTCK Việt Nam, bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng tác giả sử dụng 02 mô hình nghiên cứu với 02 biến phụ thuộc (kế toán theo cơ sở dồn tích - AEM và kế toán theo cơ sở tiền - REM); kết quả theo mô hình AEM với biến phụ thuộc đo bằng mô hình Kothari and et al (2005) thì các nhân tố thuộc nhóm QTCT: họp HĐQT, thành viên có chuyên môn tài chính HĐQT; thành viên nữ của HĐQT, SLBKS, TVNBKS, Big4, thay đổi CTKT có mối tƣơng quan với biến phụ thuộc AEM. Theo mô hình REM với biến phụ thuộc đƣợc đo bằng mô hình Roychowdhury (2006) thì các nhân tố (nhóm QTCT): số lần họp HĐQT, họp HĐQT, TVNHĐQT, SLBKS, TVTCBKS, TVNBKS, Big4, thay đổi CTKT có mối tƣơng quan với biến phụ thuộc REM.
Ngô Nhật Phƣơng Diễm (2019) với mục tiêu khám phá nhân tố tổng hợp đại diện QTCT và đo lƣờng mức độ tác động của nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN tại các CTSXNY ở Việt Nam, đã sử dụng phƣơng pháp định tính
21
và định lƣợng với 290 mẫu chính thức quan sát của 58 công ty, thời gian từ 2012- 2016; biến phụ thuộc đƣợc đo bằng mô hình Jones (1991) và mô hình Roychowdhury (2006); kết quả biến tổng hợp HĐQT (BD) có tác động ngƣợc chiều với QTLN ở cả hai mô hình; trong khi đó biến BKS (AC) không tác động đến QTLN (hai mô hình).
1.2.8 Các nhân tố tác động đến hành vi QTLN tại các NHTM
Hiện nay, tại Việt Nam các kết quả nghiên cứu cũng không đồng nhất và chỉ có nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu là các NHTM, cụ thể: (1) Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Đức Phƣớc (2018) đã sử dụng 134 mẫu của 18 ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam số liệu từ năm 2005-2016 nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam; kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 biến thuộc cơ cấu sở hữu có tác động đến hành vi QTLN; trong đó, biến tỷ lệ sở hữu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tác động ngƣợc chiều, ba biến còn lại tác động cùng chiều: tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu của tổ chức và mức độ tập trung sở hữu, (2) Trần Quốc Thịnh và Trần Ngọc Anh Thƣ (2020) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam đã sử dụng 150 mẫu của 30 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian từ năm 2015-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn biến có ý nghĩa, trong đó, hai biến tác động cùng chiều đến hành vi QTLN là đòn bẩy tài chính và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng; hai biến có tác động ngƣợc chiều là quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lời.
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng thƣơng mại trên thế giới cho thấy các nghiên cứu của các tác giả không đồng nhất và riêng tại Việt Nam nghiên cứu cho lĩnh vực ngân hàng không nhiều, theo tìm hiểu của tác giả đến thời điểm này có hai nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Đức Phƣớc (2018) và Trần Quốc Thịnh và Trần Ngọc Anh Thƣ (2020) chọn đối tƣợng nghiên cứu là ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, các tác giả chỉ tiến hành xem xét mối quan hệ giữa hành vi QTLN tại các NHTM với cơ cấu sở hữu vốn và chỉ tiêu tài chính mà chƣa đề cập đến nhân tố quản
22
trị công ty. Đồng thời, tại nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018) có nêu hạn chế:
“Luận án không thể xác định các biến nhân tố nào tác động và mức độ tác động như thế nào đến từng ngành nghiên cứu. Đây là hạn chế của luận án.... và tác giả đã nêu định hướng nghiên cứu tiếp theo trong đó có nêu Nghiên cứu QTLN đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán.”
Chính vì vậy, tác giả dựa trên những khoảng trống nghiên cứu trƣớc xác định việc nghiên cứu các nhân tố nhóm quản trị công ty tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận kế toán tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam là hết sức cần thiết đối với tình hình hiện nay, nghiên cứu này sẽ cung cấp tài liệu có cơ sở khoa học nhằm giúp các nhà đầu tƣ trong việc nhận diện và hạn chế đƣợc hành vi QTLN tại các NHTM cổ phần Việt Nam và có thể giúp các nhà quản lý ngân hàng nhà nƣớc tổng hợp nội dung để có cơ sở xây dựng, ban hành chính sách. Đó là lý do, tác giả mạnh dạn thực hiện nghiên cứu, tuy nhiên, do giới hạn về không gian cũng nhƣ khả năng thu thập tài liệu nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
1.4 Kết luận chƣơng 1
Nghiên cứu về quản trị công ty có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận kế toán tại các ngân hàng TMCP Việt Nam là cần thiết vì mục tiêu lợi nhuận là kết quả thể hiện quá trình quản lý của các cổ đông đối với sự điều hành hoạt động của ngƣời quản lý dƣới sự kiểm soát của Ban kiểm soát; có thể xem đây là một hệ thống của bộ máy quản trị công ty. Nhƣ vậy, để lĩnh vực ngân hàng có đƣợc kết quả cho quá trình này đòi hỏi phải thực hiện nghiên cứu nhóm nhân tố quản trị công ty có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận kế toán tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam để giúp cho các đối tƣợng liên quan có đƣợc thông tin cụ thể, nhằm giải quyết những vấn đề phù hợp với sự quản lý và đầu tƣ theo từng nhóm đối tƣợng khác nhau.