Nguyên tắc và nội dung của quản lý các HĐTC khác của xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác trên địa bàn phường nhơn hòa, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Nguyên tắc và nội dung của quản lý các HĐTC khác của xã

1.2.2.1. Nguyên tắc và nội dung quản lý chung các quỹ tài chính công ngoài ngân sách xã

Quỹ tài chính NN ngoài NS là các quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do thôn, bản huy động đã đƣợc HĐND xã quyết định nhƣng không đƣa vào NS xã theo chế độ quy định. Các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài NSX chủ yếu gồm có quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ khuyến học… Nội dung, mức và phƣơng thức quản lý thu, chi quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc đối với từng quỹ và quy định của HĐND xã.

Bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ giúp UBND xã quản lý các quỹ trên (thực hiện thu, chi, mở sổ theo dõi riêng; tổ chức hạch toán, quyết toán riêng từng quỹ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định,...). Kinh phí của các quỹ chƣa sử dụng hết trong năm đƣợc chuyển sang năm sau. UBND xã báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của từng quỹ cho HĐND xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

1.2.2.2. Nguyên tắc và nội dung quản lý của quỹ Đền ơn đáp nghĩa * Quy chế quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa

Quỹ ĐƠĐN đƣợc thành lập trên cơ sở vận động sự đóng góp tự nguyện và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để cùng nhà nƣớc chăm lo ngày càng tốt hơn về vật chất và tinh thần đối với ngƣời có công với cách mạng (đối tƣợng

22 theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công).

Quỹ ĐƠĐN cấp xã sử dụng con dấu của UBND cấp xã. Quỹ ĐƠĐN đƣợc mở tài khoản tại KBNN để giao dịch và theo dõi toàn bộ các khoản thu, chi Quỹ. Quỹ không đƣợc dùng cho vay sinh lời; kết dƣ quỹ của năm trƣớc đƣợc chuyển sang năm sau.

Quỹ ĐƠĐN thực hiện chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và báo cáo theo quy định của pháp luật về kế toán.

* Nội dung s dụng quỹ ĐƠĐN

Nội dung sử dụng quỹ thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ và những quy định khác có liên quan, cụ thể:

Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với ngƣời có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ.

Hỗ trợ sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ, xây dựng, nâng cấp đài tƣởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ, mộ liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ khác.

Giúp đỡ ngƣời có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống.

Thăm hỏi, tặng quà để động viên ngƣời có công với cách mạng hoặc

thân nhân của họ nhân dịp kỷ niệm ngày thƣơng binh liệt sỹ ngày 27/7 hàng năm và các ngày lễ lớn của dân tộc.

Thăm hỏi tặng quà, hỗ trợ ngƣời có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi ốm đau, khám, chữa bệnh và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn.

Hỗ trợ các địa phƣơng cấp xã có nhiều đối tƣợng thuộc diện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng mà nguồn vận động ủng hộ thấp.

Chi hỗ trợ công tác để đƣa đoàn ngƣời có công với cách mạng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi tham quan các di tích lịch sử và gặp mặt các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nƣớc nhân các dịp ngày 27/7 hàng năm và các ngày lễ

23 lớn theo quy định.

Chi hỗ trợ cho các hoạt động quản lý phục vụ công tác quản lý quỹ

ĐƠĐN (tập huấn nghiệp vụ, văn phòng phẩm, tài liệu, công tác phí,...) và các hoạt động tuyên truyền, khen thƣởng của Ban Chỉ đạo vận động, văn phòng quỹ ĐƠĐN. Các khoản chi này không đƣợc vƣợt quá 5% tổng số thu hàng năm của quỹ ĐƠĐN ở cấp xã.

1.2.2.3. Nguyên tắc và nội dung quản lý của quỹ Quốc phòng - An ninh * Nguyên tắcvận động đ ng góp Quỹ QPAN

Quỹ QPAN do cơ quan, tổ chức, hộ gia đình cƣ trú trên địa bàn đóng góp để hỗ trợ cho các hoạt động của dân quân tự vệ và hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Việc đóng góp quỹ QPAN thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.

* Mức vận động đ ng góp quỹ QPAN

Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi tắt là đơn vị): Đơn vị có dƣới 20 ngƣời: 300.000 đồng/đơn vị/năm; Đơn vị có từ 20 ngƣời đến dƣới 50 ngƣời: 500.000 đồng/đơn vị/năm; Đơn vị có từ 50 ngƣời trở lên: 1.000.000 đồng/đơn vị/năm

Đối với hộ gia đình: 40.000 đồng/hộ/năm. Khuyến khích các đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa bàn xã tự nguyện tham gia đóng góp quỹ QPAN ngoài mức quy định trên.

* Nguyên tắc quản lý Quỹ QPAN

UBND cấp xã trực tiếp quản lý và sử dụng quỹ QPAN. Hàng năm, bộ phận kế toán NS cấp xã chủ trì phối hợp với Ban CHQS, Công an cấp xã tham mƣu cho Chủ tịch UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức vận động đóng góp quỹ QPAN.

Quỹ QPAN đƣợc mở tài khoản tại KBNN cấp huyện và phải mở sổ sách kế toán, sử dụng chứng từ quản lý thu, chi theo đúng quy định của Luật NSNN và các quy định quản lý tài chính hiện hành. Khi thu quỹ QPAN phải

24

sử dụng biên lai theo quy định của Bộ Tài chính. Quỹ cuối năm không sử dụng hết đƣợc phép chuyển năm sau tiếp tục sử dụng.

Căn cứ kết quả thu, chi trong năm UBND xã quyết toán quỹ hàng năm và công khai tài chính theo đúng quy định.

* Chế độ s dụng Quỹ QPAN

Quỹ đƣợc sử dụng để bổ sung kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực QPAN trên địa bàn thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã theo quy định của pháp luật. UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý toàn bộ quỹ QPAN, tập trung sử dụng vào các nhiệm vụ sau:

Chi hỗ trợ cho công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ, Công an cấp xã, các lực lƣợng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và công tác giáo dục QPAN.

Chi thuốc men, thăm hỏi cán bộ, chiến sỹ hy sinh, bị thƣơng, ốm đau trong khi làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực QPAN.

Chi thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dự bị động viên, Pháp lệnh Công an xã, tuyên truyền vận động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Chi hội nghị, sơ kết, tổng kết, khen thƣởng công tác QPAN tại địa phƣơng. Chi cho công tác tập huấn nghiệp vụ về QPAN tại cấp xã đƣợc tổ chức theo kế hoạch và đƣợc Ban chỉ huy Quân sự, Công an cấp trên phê duyệt.

Chi mua sắm, sửa chữa dụng cụ, công cụ, phƣơng tiện phục vụ cho công tác QPAN tại địa phƣơng, mua văn phòng phẩm, sổ sách phục vụ công tác QPAN và quản lý quỹ QPAN.

Việc quyết mức chi, sử dụng quỹ do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định theo các quy định hiện hành của nhà nƣớc và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong đó chi cho công tác quản lý (mua biên lai, sổ sách, phụ cấp cho cán bộ đi thu) hàng năm không đƣợc vƣợt quá 10% tổng số thu quỹ QPAN trong năm.

25

1.2.2.4. Nguyên tắc và nội dung quản lý của quỹ Phòng chống thiên tai * Nhiệm vụ của quỹ phòng, chống thiên tai

Hỗ trợ các hoạt động PCTT mà ngân sách nhà nƣớc chƣa đầu tƣ hoặc chƣa đáp ứng yêu cầu. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính.

Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý quỹ PCTT và các quy định của pháp luật liên quan.

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Công bố công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của quỹ PCTT, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định trên và quy định của pháp luật có liên quan.

* Nội dung chi của quỹ phòng, chống thiên tai

Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa

* Căn cứ nội dung chi và số thu thực tế trên địa bàn mỗi cấp, UBND cấp tỉnh quyết định phân bổ cho UBND cấp xã

UBND cấp xã giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lƣợng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ PCTT tại cấp xã (không quá 20%). Số tiền thu quỹ còn lại (tối thiểu 72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản quỹ ở cấp huyện do UBND cấp tỉnh ủy quyền. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã khu vực III, UBND cấp tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu cho UBND cấp xã phải bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) đƣợc phân bổ thấp nhất.

* Chế độ thông tin, công khai nguồn thu, chi

Cấp xã phải công khai kết quả thu nộp, danh sách ngƣời lao động đã đóng quỹ trên địa bàn; tổng kinh phí đƣợc cấp cho công tác PCTT và nội

26

dung chi bằng các hình thức: báo cáo giải trình công khai tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, Trung tâm văn hóa các thôn và thông báo trên phƣơng tiện truyền thanh xã.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý ngân sách, các hoạt động tài chính khác và bài học kinh nghiệm cho phƣờng Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Phƣờng Ghềnh Ráng nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Quy Nhơn, diện tích tự nhiên 2613,35 ha, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp phƣờng Bùi Thị Xuân, phía Nam giáp xã Xuân Hải (thị xã Sông Cầu, tỉnh phú Yên); phía Bắc giáp phƣờng Quang Trung, Nguyễn Văn Cừ. Phƣờng Ghềnh Ráng đƣợc thành lập vào tháng 3/1998 trên cơ sở chia tách từ phƣờng Quang Trung cũ; có địa hình phong phú đa dạng, bờ biển dài trên 11km, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.

Giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù tình hình NSĐP gặp nhiều khó khăn nhƣng UBND phƣờng đã chỉ đạo điều hành NS, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng, thực hiện chi đúng theo dự toán, tạo điều kiện tốt cho các ban ngành đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ. Đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo nguyên tắc, định mức, không có nhiệm vụ chi vƣợt dự toán và ngoài dự toán, chủ yếu chi cho công tác an sinh xã hội, các chế độ về tiền lƣơng và các khoản phụ cấp cho cán bộ theo Nghị định 38/NĐ-CP quy định mức lƣơng cơ sở cho cán bộ chuyên trách, công chức, bán chuyên trách từ phƣờng đến khu vực, các nhiệm vụ quan trọng đều đƣợc quan tâm và bảo đảm kịp thời

27

tăng thu NS bình quân 5 năm là 7,89%. Đạt cao nhất vào năm 2019 với giá trị: 3.391.242.030 đồng. Nguồn thu NS phƣờng đƣợc phân thành 3 nguồn chính: Khoản thu phƣờng hƣởng toàn bộ, khoản thu phân chia theo tỷ lệ % và thu bổ sung từ NS cấp trên. Việc phân cấp nguồn thu trên địa bàn phƣờng đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt tạo điều kiện cho phƣờng chủ động phát huy tiềm năng tại chỗ. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các hộ kinh doanh, buôn bán trên địa bàn cho thấy, tinh thần thái độ, nghiệp vụ của các cán bộ thu thế đƣợc đánh giá rất cao [7].

Công tác quản lý NS phƣờng qua các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán thu NSNN và thanh tra, kiểm tra đã đảm bảo đúng kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thu trên địa bàn. Chính quyền phƣờng Ghềnh Ráng đã xây dựng kế hoạch dự toán đầu năm bám sát tình hình thực tế. UBND phƣờng đã tích cực khai thác các nguồn thu để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển KT - XH của địa phƣơng. Công tác quản lý thu chi tài chính đúng quy định, có kế hoạch thu chi hàng tháng, hàng quý, hàng năm đảm bảo cho các nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên và đột xuất của địa phƣơng. Tỷ lệ thu NS và các sắc thuế hàng năm đạt 103-110% chỉ tiêu trên giao [7].

UBND phƣờng chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán lập kế hoạch chi sát với dự toán đã đƣợc HĐND thông qua, mọi chế độ, tiêu chuẩn định mức chi đúng theo quy định, các nhiệm vụ chi trong dự toán có mức chi lớn đều đƣợc đƣa ra tập thể bàn bạc và quyết định, công khai và tiết kiệm, hạn chế các khoản chi không cần thiết. Việc thực hiện chi tập trung và các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, các tổ chức chính trị, chi quản lý Nhà nƣớc. Tất cá các khoản chi thƣờng xuyên của phƣờng đều do KBNN tỉnh Bình Định kiểm sóat. Nguồn kinh phí bổ sung từ NS thành phố đều đƣa và dự toán thực hiện đúng quy định.

Phƣờng Ghềnh Ráng coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra. Công tác kiểm tra, hƣớng dẫn quản lý NS và các HĐTC khác phƣờng của phòng Tài

28

chính - Kế hoạch thành phố, hằng năm phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thẩm tra quyết toán thu chi NS của phƣờng, có kết luận việc thực hiện thu chi NS phƣờng, việc báo cáo quyết toán NS của phƣờng. Qua thẩm tra, đánh giá, hƣớng dẫn hàng năm của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố việc quản lý NS và các HĐTC của phƣờng ổn định và đúng quy định pháp luật.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Nằm ở Phía Đông Nam huyện Phù Cát, xã Cát Tiến lên thị trấn vào cuối năm 2018, cho đến đầu năm 2021 Cát Tiến lên thị trấn đã đạt đƣợc thành công rực rỡ hơn so với mong đợi. Cát Tiến có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch tâm linh. Thị trấn đƣợc định hƣớng trở thành một trong những trung tâm phát triển du lịch của tỉnh Bình Định. Trong thời gian qua, KT-XH của Cát Tiến có bƣớc phát triển toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2020 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thị trấn đạt 16,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,8% trong cơ cấu kinh tế, thƣơng mại - dịch vụ chiếm 53,4%, nông nghiệp chiếm 20,8% [8]

Tổng thu NS hằng năm của Cát Tiến đều đạt và vƣợt chỉ tiêu huyện giao; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn ngày càng đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 51,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,68%. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị (nhà ở, giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, xử lý rác thải, vệ sinh môi trƣờng, bƣu chính viễn thông…) đƣợc đầu tƣ xây dựng một cách đồng bộ và hoàn thiện. Có đƣợc những thành quả nhƣ vậy là nhờ UBND thị trấn Cát Tiến đã rất quan tâm đến công tác quản lý tài chính. Biết tạo nguồn thu và quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Thực hiện tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả công tác chi NSNN và chi các quỹ tài chính công khác, ngay từ đầu năm, UBND thị trấn Cát Tiến đã xây dựng kế hoạch thu - chi NS theo dự toán HĐND giao; trong đó, tập trung vào

29

những vấn đề quản lý chuyên môn nhƣ tài chính NS, quản lý đất đai, xây

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính khác trên địa bàn phường nhơn hòa, thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 93)